Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

An Nam đô hộ phủ.


Đại để nhà Đường China (618-907) chia đất đai đánh chiếm tứ xứ lân bang ra 6 khu vực, đặt mỗi nơi một hệ thống cai trị gọi là Đô hộ phủ.
1 Thiền Vu đô hộ phủ: cai trị dân Nhung Địch, Hung Nô vùng Nội Mông Cổ
2. Bắc Đình đô hộ phủ: cai trị người Hồi Hột Duy Ngô Nhĩ vùng Tân Cương
3. An Tây đô hộ phủ: cai trị dân Tây Hạ vùng Tây Tạng
4. An Bắc đô hộ phủ: cai trị các sắc dân Hồi, Liêu Ninh Hạ
5. An Đông đô hộ phủ: cai trị dân Cao Ly
6. An Nam đô hộ phủ: cai trị dân An Nam
Quan chức Đô hộ phủ là quý vị Tàu được vua Đường bổ nhiệm.


Về sự "An Nam đô hộ phủ" thì như sau:
Đời thượng cổ, nước Văn Lang danh giá trống đồng lập quốc vùng Thanh Hóa, Hòa Bình, Phú Thọ có các vua Hùng cha truyền con nối cai trị. Dưới mắt người Tàu, Văn Lang là một "nhược tiểu xứ" man di mọi rợ, chuyên đời đóng khố ở trần, "Nam man" biên viễn.
Cuối đời Hùng vương, có người Thục Phán nổi lên cướp lấy chánh quyền, đổi tên Văn Lang ra thành Âu Lạc. Chẳng được bao lâu, quan Thái thú Nam Hải (Quảng Đông) là Úy Đà, âm thầm ly khai lập quốc, đem quân đánh diệt, sáp nhập Âu Lạc về làm một quận của Tàu gọi là "Tượng Quận".
Cao tổ đế diệt được nhà Tần, thống nhất Trung Hoa, sai quân xuống diệt con cháu Úy Đà, chia "Tượng Quận" ra ba quận nhỏ là "Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam"
Đầu thời Tam Quốc, Hán Hiến Đế cho đổi tên "Giao Chỉ Quận" thành "Giao Châu".
Tháng 8 năm 679, nhà Đường cho đổi "Giao Châu tổng quản phủ" (lập năm 622) thành "An Nam đô hộ phủ", gồm 13 châu với 59 huyện, tương ứng một phần Choang Quảng Tây, Bắc phần và miền Trung Việt - từ Hà Tịnh trở ra.


Từ đó, cái tên "An Nam" chánh thức khai sanh dùng chỉ xứ sở của người Việt.
Năm 863, quân Nam Chiếu ở Vân Nam tràn xuống đánh lấy thành Giao Chỉ. Vua nhà Đường bèn sai "Tần châu thứ sử" Cao Biền giữ chức "An Nam Đô hộ Kinh lược Chiêu thảo sứ", đem binh dẹp yên giặc Nam Chiếu, ổn định thành công Giao Châu chi xứ.
Năm 866, Đường Ý Tông đổi "An Nam đô hộ phủ" thành "Tĩnh Hải quân", bổ nhiệm Cao Biền giữ chức "Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ". Cao Biền cho xây thành đắp lũy, lấy tỳ hưu thú lạ trấn yễm long mạch cốt suy tàn vượng khí xứ Việt, mưu kế buộc dân An Nam phải đời đời u muội, cam phận nô lệ cho Tàu.
Sau này dân ta nổi dậy đánh đuổi Tàu giành độc lập, các đời vua chúa lên ngôi đều phải sai sứ sang Tàu "báo cáo" xin vua Tàu thụ phong giữ chức "An Nam quốc vương" để yên nhà lợi nước. Hai vị "An Nam quốc vương" được vua Tàu sắc phong, tăm tiếng thiên hạ đều biết là nhị ngài Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống.
Lời bàn luận:
Than ôi ! Sông núi biển trời xứ ta luôn là cái đích chiếm đóng, sáp nhập muôn đời của China đế quốc. Xưa kia Tàu đem quân đánh chiếm rồi cử quan lại sang cai trị mong đồng hóa xóa sổ dân tộc VN. Ngày nay, Tàu thấy không cần phải vậy vì tổn hao đánh đấm bất lợi vô cùng. Tàu bèn lập mưu cung cấp võ khí, tiền bạc nuôi dưỡng một đám tay sai bán nước "ý thức hệ". Tàu cung cấp cố vấn bày mưu tính kế "dĩ Việt chế Việt" giúp bọn này để chúng nó cướp giữ lấy chánh quyền.
Chế độ thực dân mới kiểu Tàu quả nhiên hiệu nghiệm. Chánh quyền bán nước một mặt tuyên giáo đầu độc phỉnh dân, một mặt trừng trị không chút nương tay kẻ nào phản đối. Từng bước một dần dà, người Tàu nhờ bọn này lập nên một "An Nam Đô hộ phủ kiểu mới", khéo léo khai thác vô vàm nguồn lợi của xứ thuộc địa cúi đầu ngoan ngoãn...


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét