Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

Đêm Đông lắng nghe tâm hồn tương tư...


"Chiều chưa đi màn đêm rơi xuống
Đâu đấy buông lững lờ tiếng chuông
Đôi cánh chim bâng khuâng rã rời
Cùng mây xám về ngang lưng trời

Thời gian như ngừng trong tê tái
Cây trút lá cuốn theo chiều mây
Mưa giăng mắc nhớ nhung, tiêu điều
Sương thướt tha bay, ôi! đìu hiu

Đêm đông, xa trông cố hương buồn lòng chinh phu
Đêm đông, bên song ngẩn ngơ kìa ai mong chồng
Đêm đông, thi nhân lắng nghe tâm hồn tương tư
Đêm đông, ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng



Gió nghiêng, chiều say
Gió lay ngàn cây,
Gió nâng thuyền mây
Gió reo sầu miên
Gió đau niềm riêng
Gió than triền miên

Đêm đông, ôi ta nhớ nhung
Đường về xa xa
Đêm đông, ta mơ giấc mơ, gia đình, yêu đương
Đêm đông, ta lê bước chân phong trần tha phương
Có ai thấu tình cô lữ, đêm đông không nhà..."

(T/g: Nguyễn Văn Thương)

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016

Mèo tài lộc.


Nhơn gian kháo nhau chuyện ai dại nuôi mèo nhà sẽ bị nghèo bởi mèo hay kêu "nghèo", "nghèo" cầu mạt gia chủ. Còn ai khôn thời nuôi chó sẽ mau được giàu vì chó nó sủa "giàu !", "giàu !" đem lại khí vượng giàu rất chi lớn.
Tuy vậy thời nay nói khác. Nhà nào có con mèo xích cổ cột cửa kêo ngheo ngheo, nó sẽ đem muôn vàm tài lộc giàu sang tới chủ, xuất xứ từ cái tích "Mèo chiêu tài" Nhựt bổn như sau.
Ngày xửa ngày xưa tại kinh đô Tokyo có thầy chùa nghèo khổ sống trong ngôi đền Gotokuji rêu phong xiêu vẹo. Một hôm, thầy chùa thấy một con mèo ngao từ đâu đến bu bạ cư trú lâu dài.
Nhớ có câu tục ngữ bên nước Nam xã hội chủ nghĩa "Mèo tới nhà thời khó, Chó tới nhà thời giàu", ông thầy định bắt con mèo đem thảy vô núi. Tuy nhiên, ông nghĩ lại ta đã quá nghèo mạt rệp rồi, bây giờ mèo có đem thêm nghèo khó đến nữa thời cũng như vậy thôi, thầy bèn quyết định nuôi cho mèo nó ở, nó kêu ngao ngao vui cửa vui chùa.
Mèo ngao ở với ông thầy chỉ biết có nằm ngủ, ăn chùng, ỉa bậy, khèo đổ chai hủ, dẵm chân dính bùn đất bẩn vẽ vời mặt bàn mặt ghế rồi ban đêm chạy rần rần, gào lên nghèo ngao inh ỏi. Ở chùa lâu dài, mèo ngao mất tập tánh bắt chuột, coi bầy chuột chạy qua chạy lại như không có.


Ngày qua tháng lại, ông thầy đặt tên cho mèo ngao là Maneki Neko rồi thầy bớt ăn bớt uống chia cơm, chia xì dầu đậu phụ mèo cưng yêu dấu.
Một hôm, đại vương lãnh chúa thành Hikone tên là Nakata Li cùng tùy tòng đi săn bắn đến khu rừng gần ngôi đền Gotokuji thời gặp phải trận mưa dông lớn. Đại vương bèn xuống ngựa núp dưới bóng một cây đại thụ rậm rạp chờ dứt cơn dông sấm sét. Trong bóng chiều mưa ướt, ngài thấy đằng xa kia một con mèo đang ngồi đưa tay vẩy vẩy mời ngài đến.
Tò mò, Nakata Li bèn rời khỏi gốc cây nhắm hướng con mèo đi tới hơn trăm bước thời bất ngờ một tia sét khủng khiếp xáng xuống đánh gãy gốc cây ngài vừa đứng !
Mang ơn cứu mạng của mèo Maneki Neko, Đại vương lãnh chúa quy y làm đệ tử ông thầy chùa, rồi ngài bỏ ra hơn 3 chục nghìn lượng vàng trùng tu lại ngôi đền Gotokuji rất chi hoành tráng.
Còn mèo Maneki Neko sau khi chết, đại vương sai dựng tượng mèo trong đền để dân chúng đến chiêm ngưỡng.
Thấy tượng quá đẹp, có người lấy mẫu sản xuất ra hàng loạt mèo Maneki Neko nhỏ bán cho người hâm mộ. Kỳ lạ thay, ai mua mèo tài lộc Maneki Neko về trưng bày ở nhà thảy đều giàu lên nhanh chóng. Người Nhật bèn bắt chước nhau ồ ạt mua mèo tài lộc đem về cột cửa. Quả nhiên khi dân giàu đất nước cũng giàu, nước Nhựt nhờ có mèo Maneki Neko mới giàu lên đó !

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

Chúc mừng Giáng Sanh.


"Jesus, the very thought of thee
With sweetness fills my breast,
But sweeter far thy face to see
And in thy presence rest..."
Thường niên chiếu lệ, cuối năm Tây lịch vào đêm 24 và ngày 25 tháng 12 là ngày nhơn loại mừng Chúa Cứu Thế Jesus Christ giáng sanh ra đời.
Không khí háo hức rộn ràng chuẩn bị lễ Giáng Sanh đang ngập tràn tứ xứ xóm đạo. Mọi người quây quần cùng nhau ấm cúng gia đình cây thông Noel rực rỡ, cùng đi lễ nhà thờ thành tâm hướng về Thiên Chúa, nguyện cầu ngài ban phúc cho thế giới hòa bình, đất nước an vui, gia đình hạnh phúc, cá nhơn vui vẻ.
Mặc cho An Nam ta đương còn quằn quại dưới ách cai trị bạo ngược của cái chế độ độc tài vô thần ghê tởm nhất trong lịch sử loài người, nhưng có hề chi, bởi Thiên Chúa luôn hiện hữu trong trái tim những người có đạo cho họ đủ sức đương cự cái ác.
Nhân mùa Giáng Sanh năm nay 2016, Sự Đời Blog kính chúc quý thân hữu cùng quý độc giả những ngày Noel luôn đầy ấm áp, vui tươi, an lành, hạnh phúc.


Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2016

Tiểu sử Chúa Jê su.


"Đêm đông lạnh lẽo, chúa sanh ra đời
Chúa sanh ra đời nằm trong hang đá trên máng lừa
Trong hang Bê lem, ánh lửa tỏa lan tưng bừng...
Nghe trên không trung, tiếng hát thiên thần vang lừng..."
 Jesus Christ là một người Do thái, con của bà Maria và ông thợ mộc Jose ở thành Nazareth gần Jerusalem. Ngài ra đời canh ba đêm 24 tháng 12 năm 01 tại hang Bê lem trong tiết Đông chí vô vàm lạnh lẽo. Tương truyền khi ấy bầu trời hiện một ngôi sao siêu tân tinh sáng rực, rồi có ba nhà tiên tri gần đó nhìn thấy, nói với nhau rằng Đấng Cứu thế đang ra đời, hãy mau cùng đến hang Be lem để kính chúc mừng Thiên Chúa giáng trần.
Tuổi thiếu niên, Jesus sống rất cơ cực nghèo đói. Ngày ngày ngài phải cưa bào, đục đóng, học nghề thợ mộc của ông bố Jose dạy cho hy vọng được cái nghề làm lụng nuôi sống bản thân.
Một lần vào năm Jesus 12 tuổi, Mẹ Maria dắt ngài đi Jerusalem cho biết đó đây không may bị lạc, Mẹ lo lắng đi tìm thời thấy bé Jesus đương cải nhau nẩy lửa với các tu sĩ trong một đền thờ đạo Do Thái, Mẹ bèn xông vào kéo tay ngài về nhà răn đe nghiêm khắc.
Năm 30 tuổi, đời Jesus bỗng thay đổi. Lần nọ lúc đóng xong bộ bàn ghế mộc, nhơn trưa hè nóng nực, ngài bèn đi bơi tắm táp dưới sông Jordan xanh mát vẫy vùng. Đức chúa Thánh thần thấy bèn hóa thành một chim bồ câu bay đến đậu trên vai Jesus, giúp ngài vừa mặc khải chân lý, vừa ban cho phép mầu, rồi giao ngài sứ mệnh đi truyền đạo Thiên chúa.


Jesus bèn về nhà bỏ nghề thợ mộc, mặc áo choàng trắng đi giày cỏ, lặn lội đi khắp đất nước Israel truyền giáo lý đến mọi người. Ngài đặt tên cho đạo của mình là đạo Thiên Chúa, dùng phép thần thông trị bệnh cho vô số bệnh nhân quằn quại giai đoạn chót mau chóng khỏi bệnh thần kỳ. Đông đảo dân chúng vì thế bèn kéo đến xin Jesus được cho làm đệ tử, nhân xưng chức danh Chúa Cứu Thế cho ngài, nhưng ngài chỉ chọn lọc lấy 12 vị làm môn đệ mà thôi.
Bấy giờ, một người anh em họ của Chúa tên là Judas từ đâu tìm tới, nằng nặc xin Chúa nhận làm đệ tử. Nhìn cái xương phản cốt lộ sau lưng Judas, Chúa Jesus ngán ngẫm lắc đầu từ chối. Nhưng rồi ngài lại nghĩ đến tình bà con, biết nghiệp chướng của mình tránh cũng không được đành chấp nhận cho Judas làm thánh tông đồ mang số áo 13.
Bàng môn tả đạo tại Israel thấy dân chúng rầm rộ tin theo Jesus, lấy làm lo lắng lắm, họ tìm đủ mọi cách hãm hại. Nhân một lần nghe Chúa sẽ cùng 13 môn đệ đến nhà thờ Jerusalem làm lễ, họ bèn dàn cảnh mở sòng đánh bạc gài bẩy. Chúa Jesus vào nhà thờ thấy vậy bèn đạp đổ bàn đánh bạc, trách cứ bọn nầy dữ dội.
Chực chờ có thế, bàng môn tả đạo bèn ngã xuống nằm vạ rồi tố cáo với tổng trấn La Mã đương cai trị Israel là Pontius Pilate, yêu cầu ông đem lính đến bắt Chúa.
Chúa Jesus trà trộn trong môn đệ khiến lính La Mã không biết ai mà bắt, họ bèn giam tất cả lại đợi ngày mai lên công đường xử án.


Tông đồ mang số áo 13 Judas Iscariot đang đêm quyết định phản Chúa, y thầm thì với lính canh ngày mai sẽ ám hiệu, giả đò hôn chân Chúa... mật báo nhận tiền thưởng.
Jesus bị bắt, tòa án La Mã đưa ra xét xử. Công tố Joseph Caiaphas đọc cáo trạng Chúa với tội danh vô cớ đánh người gây thương tích, lợi dụng tự do dân chủ truyền bá tà đạo chống chánh quyền, âm mưu tổ chức đồ đảng gây bạo loạn lật đổ nhà nước. Hắn đã kết án tử hình Chúa bằng hình thức đóng đinh treo ngài lên cây Thập giá răn đe thiên hạ.
Án tử thi hành, Chúa Jesus phải chịu khổ nạn đóng đinh câu rút tử vì đạo lúc ngài mới 33 tuổi. Bố mẹ ngài khóc lóc thảm thiết xin tổng trấn Pilate cho đem xác về mai táng trong một hầm mộ bí mật.
Tương truyền, ba ngày sau khi chôn cất, bà Maria tới làm lễ mở cửa mả thời thấy quan tài Chúa trống rổng. Bà hoảng hốt đi tìm các vị môn đệ của Chúa dò hỏi, thời biết họ vừa nói chuyện rôm rả với Thiên Chúa, từ đó suy ra Chúa Jesus đã phục sanh lên ở cõi Trời.
Ngày nay, tín đồ Thiên Chúa giáo trên thế giới có hai ngày lễ trọng đại.
- Lễ Giáng Sanh để mừng Chúa sanh ra đời, Lễ tổ chức vào đêm 24 ngày 25 tháng 12 hằng năm với các biểu trưng vòng lá mùa Vọng, cây thông Noel, hang đá Belem, người Tuyết, thiệp quà Giáng Sanh...
- Lễ Phục Sanh mừng Chúa sống lại. Lễ tổ chức vào Chủ Nhật không cố định từ giữa 22 tháng 3 đến 25 tháng 4 hằng năm. Khoảng thời gian này, khi nào nghe tòa thánh Vatican thông cáo Chủ nhật nào tổ chức thời mới biết. Vào lễ Phục sanh, các tín đồ hay làm những quả trứng có một nửa sơn màu đỏ tượng trưng máu Thiên Chúa đã đổ xuống vì nhiệm vụ đi cứu rổi loài người.


Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2016

Cửu Trùng đài.


" Đài chót vót, đỉnh cao muôn trượng
Ta đứng đây mắt nhìn xuống dưới
Trông nước trông sông trông cả địa cầu
Trông tự ngày xưa trông tới hôm nay... "
Cửu Trùng đài cái đài trăm nóc cao chín từng cột kèo gỗ lim tứ thiết. Đứng trên nóc đài nhìn xuống, thấy mấy con người ta như mấy con cóc con chuột mà thôi. Thành thử bậc đế vương thường xây Cửu Trùng đài trèo lên thư giản, khẳng định cái đẳng cấp đứng huýt gió ngó thiên hạ.
Bấy giờ thời Hậu Lê cách đây 500 năm (1516), An Nam dưới quyền cai trị của Trư Vương Tương Dực, ngài vốn vị vua biết cách ăn chơi thụ hưởng lạc thú siêu phàm vô đối đệ nhứt. Một hôm nghe nói ở trấn Hải Dương có người thợ mộc Vũ Như Tô tay nghề siêu đẳng, vua bèn sai triệu ngay về Hà Nội đóng cho mình một cái ghế chạm rồng ngai vàng sang trọng.


Thợ mộc Tô đóng ghế vua xong rồi bèn thử ngồi lên trên. Bọn tả hữu trông thấy lập tức báo cáo vua. Vua cả giận sai đem thợ Tô ra chém. Trong lúc đợi giờ pháp trường chặt chém, Tô xin một nắm gạo lức rồi lấy móng tay điêu khắc mỗi hột gạo thành mấy con voi giết thì giờ. Vua đến bên Tô, thấy bầy voi hột gạo giống như thật bèn ban đặc ơn cho thợ nói lời sau cùng.
Chớp cơ hội, thợ Tô bèn quỳ xuống tâu vua:
"- Muôn tâu bệ hạ. Thần đóng ngai vàng cho bệ hạ để vô ý ngồi thử, tội ấy thật đáng muôn chết. Thần chết nay xin cam lòng. Tuy nhiên, xin được ý kiến như sau. Kinh đô Hà Nội ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt của bệ hạ ngày một văn minh đẹp đẽ. Tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình kiến trúc nào xứng với tầm vóc thủ đô. Ngó qua bên thiên triều đế quốc, Thương Trụ vương xưa xây Lộc đài cao vời vợi vui thú cùng Hồ Hỷ Mị, Ngọc mỹ nhơn vô vàm hoành tráng. Nay bệ hạ danh vị Trư vương rất nên học tập làm theo tấm gương vua Trụ sung sướng vô cùng. Kẻ hạ thần sẽ nhận lãnh trách nhiệm xây Cửu Trùng đài giúp nhà vua an cư hưởng lạc."
Trư vương nghe nói lấy làm đẹp dạ, bèn sai tả hữu đem mấy cây mía để Tô dựng hình đồ cho vua xem thử. Cửu Trùng đài phút chốc đã hiện ra ba chiều phác thảo. Mọi người xúm lại coi, ai cũng gọi là quá sức đẹp, quá sức hoành tráng.


Kiến trúc sư Vũ Như Tô sau đó thừa lệnh vua, buộc thiên hạ lên núi phá rừng, triệt hạ hết gỗ lim về dựng Cửu Trùng đài cao ngất, còn lấy gỗ lim lát đường đi bộ để cho đẹp cho mát chơn cẳng.
Sau 5 năm xây dựng hoàn thành, Trư vương cùng các mỹ nữ chân dài vào Cửu Trùng đài đêm ngày xả láng cái đời ăn chơi trụy lạc. Nhà vua bất kể quốc khố trống rỗng, nợ công đùm đìa, thiên tai lụt hạn, dân tình xác xơ, bọn thế lực thù địch cơ hội chống phá trào đình, quan lại tự diễn biến, tự chuyễn hóa mau lẹ không thể nào chỉnh đốn.
Bấy giờ, đại tướng Trịnh Duy Sản cùng với thượng tướng Nguyễn Hoàng Dụ nắm được binh quyền bèn quyết định phối hợp làm đảo chánh, giết Trư vương, chém thợ mộc Tô, đốt Cửu Trùng đài lửa cháy mười hôm chưa tắt...
Cửu Trùng đài cháy biến mất, tuy nhiên bản vẽ thời vẫn được con cháu họ Tô di truyền cất giữ trong ống tre khô quý hơn vàng ngọc
Tương truyền sau người Pháp đánh chiếm An Nam. Năm 1885, họ lấy được bản vẽ Cửu Trùng đài của thợ mộc Tô đem về Pháp làm chiến lợi phẩm. Vị kiến trúc sư Stephen Sauvestre tình cờ được xem bản vẽ ấy, bèn cũng bắt chước xây Cửu Trùng đài tại Ba Lê với ba tầng cao 300 mét. Stephen cho thay gỗ lim bằng thép sắt, xong rồi đặt tên tiếng Pháp là tháp Eiffel.
Lời bàn luận.
Than ôi ! Nếu 5 thế kỷ trước, tướng Trịnh Duy Sản không làm đảo chánh, không đốt cháy Cửu Trùng đài, biết đâu hôm nay đài ấy sẽ còn kiến trúc vật thể, minh chứng cho cái tài năng đỉnh cao xây tháp của thợ mộc nước ta, có thêm một di sản văn hóa thế giới Uy nét cô công nhận vậy...

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016

Ghiền đọc truyện Tàu.


"Có tiền mua sách để mà coi
Có công cho mượn mất công đòi..." 
Nhà văn Nhật Ánh kể lể ông hồi xưa mê truyện Tây Tàu nầy nọ trong cái rương thợ cúp tóc coi tại chỗ vì đem về sợ mất... Đọc mà thấy nhớ hồi xưa mình nhà nghề cho thuê truyện Tàu kiếm tiền truyện độ nhật, truyện chất đầy một rương đủ sự tha hồ.
Truyện Tàu toàn gia cộng hưởng từ bổn hiệu Tín Đức thư xã xuất bản mua về cho thuê ngày cuốn một đồng, hai đồng rồi lên năm đồng mười đồng Ngân hàng Quốc gia VN "hình luật phạt khổ sai những kẻ nào làm giả giấy bạc" có của tiêu xài.
Truyện nhiều quá tò mò muốn coi, thành ra mới mẫu giáo biết chữ đã lao vào nghiến ngấu. Lên lớp Nhứt coi như nhớ làu làu mấy sự "diễn nghĩa" Tây du, Phong thần, Xuân thu oanh liệt, Phong kiến xuân thu, Thủy hử, Ngũ hổ bình Tây, Ngũ hổ bình Nam, Tam hạ Nam Đường, Bao Công kỳ án, Chung Vô Diệm, Bạch xà Thanh xà, Tái sanh duyên, Vạn huê lầu, Phi Long..."
Hiếu sự về cụ Tô Chẩn, chủ nhơn nhà Tín Đức thư xã chuyên gia dịch. Nghe nói cụ quê tỉnh Hưng Yên, giỏi chữ Nho, bỏ xứ Bắc kỳ vô Sài Gòn lập nghiệp dịch truyện Tàu sang quốc ngữ. Cụ gia nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng của lãnh tụ Nguyễn Thái Học rồi mới lập Tín Đức thư xã xuất bản nhiều truyện Tàu, kinh Phật, sách coi bói lấy tiền ủng hộ tổ chức. Cụ Tô Chẩn có người em theo CS bị giam chết ho lao ở Sơn La, còn cụ thì nghe đâu sau nầy bị VC thủ tiêu giết chết vì cái tội theo Quốc Dân Đảng (?).


Thời gian tiểu học truyện Tàu qua mau, lên trung học đệ nhứt cấp thì coi truyện Tàu của "Hương Hoa xuất bản" thay Tín Đức thư xã. Thích nhất đọc tới đọc lui thuộc lòng cả bộ "Tam Quốc chí" nguyên tác La Quán Trung, có lời bàn của Mao Tôn Cương trích Thánh Thán ngoại thư. Đọc tiếp truyện Hán Sở tranh hùng Lưu Bang Hạng Võ, truyện Liêu Trai chí dị Bồ Tùng Linh, còn thức đêm thức hôm đọc cho hết bộ Hồng Lâu Mộng dày cộp.
Mỗi năm mỗi lớp tăng cường chất xám, trời hành đọc như điên loạn truyện Kiếm hiệp Quỷ Bảo, Lệnh xé xác, Lệnh hành quyết, Xạ điêu anh hùng truyện, Thần điêu hiệp lữ, Cô gái Đồ long, Thiên long bát bộ...
Truyện Tàu, Kiếm hiệp coi hết, chuyển qua xê ri truyện giám điệp Tống Văn Bình, qua truyện du đảng Duyên Anh Điệu ru nước mắt, Trần Thị Diễm Châu, kẻ bị xóa tên trong sổ bụi đời. Vừa đọc du đảng vừa thêm Tuổi Hoa các loài đỏ, xanh, tím rồi bắt sang Doãn Quốc Sĩ, Chu Tử, Nhã Ca, Mai Thảo, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Đình Thiều... kết phối hợp truyện Quỳnh Dao Liêu Quốc Nhĩ, tình sử Võ Tắc Thiên, Tình sử Dương Quý Phi, Câu chuyện dòng sông, Về miền đất hứa...
Say sưa đi học và nằm đọc đủ thiên thời địa lợi nhơn hòa truyện. Đùng một cái, bị VC ùa về "giải phóng" hết sạch. Cả một kho sách rương tủ bàn ghế truyện chất đầy phải đau đớn bị bọn lưu manh CS kéo tới tịch thâu đốt sạch để "chống văn hóa phẩm đồi trụy phản động".
Sách truyện tuy không còn, mà còn chữ nghĩa chứa trong đầu. Tuy nhiên lâu ngày dần dà lão hóa mai một, trở nên mơ mơ hồ hồ nội dung hình thức trở nên xa vời quá khứ. Thời nay, thấy học sinh thiếu thanh niên hầu như không đọc truyện như mình hồi xưa. Mỗi thời quả nhiên mỗi khác...

Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2016

Khóc bác Phi Đeo.


An Nam có bác Hồ vĩ đại thì xứ Cu Ba có bác Phi Đeo anh hùng.
Ngày xưa bác Hồ ra đi, dân An Nam khóc lóc kêu gào thảm thiết bao nhiêu, thì cũng như vậy, ngày nay Phi Đeo tắt thở, dân Cu Ba cũng rộn ràng khóc lóc không thua kém bấy nhiêu.
Nhắc tới Phi Đeo, thiên hạ nghĩ ngay tới nòi heo, tới cái Vịnh con Heo (Bay of Pigs) huyền thoại. Nhà nghiên cứu nói tự vì suốt cuộc đời 90 tuổi, Phi Đeo giao hợp được với trên 35.000 mỹ nữ cách mệnh mọi miền là nhờ thường xuyên tẩm bổ bồi dưỡng, hút xì gà La Havana, uống rượu "Minh Mệnh nhất dạ lục giao sanh ngũ tử" các đồng chí An Nam gửi kính biếu...
Người dân Cu Ba nuôi heo làm thú cưng, thích thú viết tên Phi Đeo lên trên mình con heo bày tỏ ngưỡng mộ cái khả năng "cu ba" hiếm quý của bác.
Nên chi không gì phải ngạc nhiên khi thấy sự người đờn bà ôm heo khóc... Phi Đeo chết.