Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

This is talent.


Học tiếng Anh trước có loạt sách "Anh ngữ thực dụng", "English for today" của Lê Bá Kông giáo sư bày bán la liệt. Bọn học trò Việt nhập môn Anh ngữ khó khăn do căn cốt đơn âm phải uốn éo đa âm ngữ điệu bắt chước.
"This is a book", "This is a box", ông thầy đập thước lên bàn điểm nhịp, cả lớp rào rào hò hét lập đi lập lại theo sau, nhập tâm mấy cái chữ ngoại quốc vào đời tự đó.
Nhà triết học nói cá tính cần hơn sự danh tiếng. Danh tiếng là điều khen chê người ta thiên hạ chào xáo về mình, cá tính mới là thực sự của mình. Hữu xạ tự nhiên hương. Hương chồn hôi, hương chồn nếp dĩ lậu ra sẽ có môi trường đánh giá dù bọn chồn chi biết chồn mùi hôi bắt rắn, chồn mùi hương dụ dỗ bạn tình.
Bài hát " This is me "nghe hay. Giai điệu nhạc, ca từ lời; mấy ai thấm thía đồng cảm, thêm chút năng khiếu, thêm tập luyện rành rõi, hát lên sẽ "tan chảy" lòng người.
Cô gái bệnh tật trên ghế xe lăn Phương Anh hát "This is me" thành công vì đã chuyển động lòng người nghe. Từ vị chủ khảo Huy Tuấn vững vàng, Thành Lộc nghệ sĩ, Thúy Hạnh tinh tế, Quyền Linh náo hoạt trãi đời đến khán thính giả, đều khen hay.




Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Tiếc thay cây quế.


Rừng xanh núi đỏ lâm sơn rậm rạp xứ nhiệt đới quá lắm nhiều cây. Đi vô rừng lang thang sinh thái thám hiểm, lọc lừa cây cối sử dụng hữu ích, mệt lắm công phu thấy có cây quế.
Sâm nhung quế phụ bình trị tứ chứng nan y, quế đẹp hoang dã càng quý báu vô cùng.
Một trái trăng thu chín mõm mòn,
Nảy vùng quế đỏ đỏ lòm lom !
Giữa in chiếc bích khuôn còn méo,
Ngoài khép đôi cung cánh vẫn khòm...

Thấy của quý trời cho mừng rỡ khôn cùng. Ngó xa rồi lại ngắm gần, ngắm gần rồi lại ngó xa, lâng lâng sung sướng. Ấy, mừng vui chưa kịp đã thấy bàng hoàng tỉnh mộng. Mấy anh mường anh mán chúng leo mòn bóc sạch vỏ quế hết đi rồi trời ạ.


Chuyện hôn nhân trai gái lập gia đình, bền vững được thường do tình yêu kết cấu. Thương nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua. Yêu thương quý trọng đằm thắm, gia đình hạnh phúc, chung thủy vợ chồng, con cái ấm cúng nên người. Tốt đẹp gia đình tốt đẹp xã hội.
Thời nay, lấy nhau vì tiền hơn vì yêu. Hôn nhân dựa trên đồng tiền đủ màu đủ vị.
Người đẹp kiều nữ lấy đại gia tư bản nội ngoại kiều. Thanh nữ dân quê hay ngồi cả đám ở truồng cho bọn Tàu Đài Loan, Đại Hàn nó lựa về làm vợ.



Bọn già dê chán vợ lắm tiền, mấy gã bệnh hoạn nông nghiệp Đại Hàn sáu bảy chục tuổi chỉ vứt ra vài chục triệu là có quyền lấy gái 18,19 tuổi về nâng khăn sửa túi cho chúng.
Cạm bẩy người, bọn ma cô giả vờ hôn nhân kiếm người bán vô nhà thổ vô số, thế mà vẫn không ngán, vẫn mê mẫn thèm lấy chồng Đại Hàn.
Hàng nghìn teen nữ ngồi phơi nắng nóng cả ngày, thức trắng cả đêm, ngất xỉu khóc lả, rú xe rượt theo, hôn đít ghế mấy thằng tóc xanh tóc đỏ. Bọn này thì nó khinh nó ỉa vô mặt, nó rậm nó rật sáu bài ca nhảy nhót, lấy những năm ngàn triệu đồng, dọt lẹ về xứ nó xài.
Ngẫm tiếc cây quế mà cũng tiếc thay đám teen con gái thời nay hám tiền quên hết.



Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Nông phu thù hận.


Trên 80% dân chúng nước Việt nông dân. Nông dân thời sống nhờ đất mà chết cũng nhờ đất. Chân chất, thật thà, hám lợi, thích danh hám tiếng, thèm thuồng ăn trên ngồi trốc hớt cái thủ cắn cái nọng. Hám lợi là bản chất con nhà nông sống chết với đất.
Công nghiệp hiện đại nước nhà, thay đổi mấy cái lũy tre làng, đơn sơ là phải có đường sá tráng nhựa siêu cao tốc, xây chung cư cao tầng, làm mấy khu công nghiệp chế xuất, vân vân. Muốn được việc, tất nhiên phải lấy đất công làng xã, đất làm ruộng tư hữu từ thời ông cao ông cố, có trích lục văn bản chứng nhận Bắc kỳ Đại Nam Chánh phủ bảo hộ, Trung kỳ Việt Nam quốc thuộc Pháp trên mấy xà ngố rầm thượng, mới có mặt bằng mà đổi mới.
Người nông dân sợ đói hơn sợ trời. Suốt năm cả đời lo lắng trồng trọt kiếm cơm nuôi miệng. Cái miệng làm khổ cái thân nhưng cái thân phải nuôi cái miệng để còn thân lo chuyện sướng, sinh sôi nẩy nở giống nòi.
" Tháng Giêng là tháng ăn chơi
Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà,
Tháng ba thì đậu đã già,
Ta đi, ta hái về nhà phơi khô,
Tháng tư đi tậu trâu bò,
Để cho ta lại làm mùa tháng năm
Sớm ngày đem lúa ra ngâm,
Bao giờ mọc mầm ta sẽ vớt ra
Gánh đi ta ném ruộng ta
Đế khi lên mạ, thì ta nhổ về


Cấy xong rồi mới trở về nghỉ ngơi
Cỏ lúa dọn đã sạch rồi
Nước ruộng vơi mười, còn độ một hai
Ruộng thấp đóng một gàu giai
Ruộng cao thì phải đóng hai gàu sòng,
Chờ cho lúa có đòng đòng
Bấy giờ ta sẽ trả công cho người
Bao giờ cho đến tháng mười
Ta đem liềm hái ra ngoài ruộng ta,
Gặt hái ta đem về nhà
Phơi khô, quạt sạch ấy là xong công "

Từ thủa vượn hóa người, hái lượm bắt qua đất đai trồng trọt mấy chục ngàn năm nông phu sinh tồn sống sót là nhờ vô đất đai. Nay lại phải giao đất "xây dựng văn minh đất nước", lấy mấy tờ bạc lẻ đền bù bọn tư sản đỏ thí cho, làm cái nền tảng nuôi thân nuôi con nuôi cháu lâu lắc về sau. Đám nông phu bèn gát tay lên trán suy nghĩ. Ngày xưa nghe lời đảng gọi, con cháu họ hát bài ca ra trận, mười chết hết chín. Con cái "các vị lãnh đạo đảng nhà nước ta" thời tẩu hết qua bên Liên Xô, Trung Quốc "du học", lấy bằng tiến sĩ, kỹ sư. Ngày nay, "vì sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước", nông dân phải có "tầm nhìn xa", phải nghe theo lời đảng nhà nước giao lại đất đai đặng lấy tiền "thỏa đáng".
Nồi gạo nguy cơ, căn cốt nhà nông "chế xuất hóa" khó khăn quá, ấy cực chẳng đã lại phải đốt lửa chống chánh quyền đòi thêm tiền lo tương lai sống.
Tất nhiên kẻ dám chống chế độ là kẻ đã chọn con đường chết. Một hệ thống bạo lực cách mệnh làm sao thua một đám nông phu nhỏ bé được ?


Tội phạm chống người thi hành công vụ đương nhiên ở tù. Người giam, đất mất, tiền đền bù cũng theo đó tiêu luôn. Nông phu thiệt thòi, dù muốn dù không, căm thù tích tụ.
CS cướp được chánh quyền nhờ nông dân. Chiến tranh CS thắng lợi là nhờ nông dân hiến dâng con cái bộ đội cụ Hồ. Nay thời bình, CS lại tham lam sai sách khiến nông phu thù hận. Đám đồ đệ chủ nghĩa CS viễn tưởng tự đào huyệt cho mình bởi phản trắc nông dân.





Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Hạt giống cơ hội đỏ.


Bìa vở học sinh lúc xưa hay in truyện tranh bìa đằng sau như Phạm Công Cúc Hoa, Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài, Tarzan, Lucky Luke. Còn có chuyện nàng Thùy Cơ ở bên Tàu còn nhớ như vầy : Bà dì ghẻ ác độc nọ hốt ba thứ đậu đen, đậu đỏ, đậu đà trộn lẫn lộn vô một thúng, giảng dạy phải lựa loại cho hoàn thành sự nghiệp gieo trồng tốt đẹp. Chà đạp đậu đen, nâng niu đậu đỏ, phân hóa đậu đà. Lấy đậu đỏ làm nòng cốt gieo trồng để đậu đen, đậu đà noi gương nhuộm màu hóa đậu đỏ.
Thùy Cơ thông minh, biết rằng là mưu kế phỉnh phờ, kéo dài câu độ thời gian cô không thể đi thi sắc đẹp hoàng tử xứ Đại Hàn chọn vợ, để hai nữ con riêng dì ghẻ độc quyền vô chung kết mà thôi.
" Thùy Cơ trăm đắng ngàn cay
Lựa ba thứ đậu suốt ngày không xong
Có lòng lòng trời chẳng phụ lòng
Nhờ Tiên giúp sức phân xong đậu này !"



Bà tiên phân chia ra ba loại hạt giống. Bà tiên bảo có đậu đen tất có đậu đỏ đậu đà. Gieo đậu đỏ để đậu đen đậu đà ngó theo đó, thấy làm thân đậu đỏ sướng, dần dà diễn biến hòa bình, đen đà hóa ra đỏ là chuyện bất khả thi.
Tiên còn biến hóa ra cái nhà lầu to đẹp, thêm vườn cam tặng bà dì ghẻ :
" Mẹ ghẻ về thấy mừng mừng
Vào lầu đồ sộ ra thăm cây vườn
Vói tay hái quả cam vàng
Sẩy chân té chết rồi đời kẻ tham ! "

Nhân câu chuyện xưa ấy, bèn có suy nghĩ như sau đây :
Muốn sống, sống sung túc, sống dư dả, sống đã đời, sống sướng thân thời phải sống theo thời. Thiên hạ thường nhập tâm theo đó để mong có cái đời cơ hội nó sướng.
Chế độ nào cũng rêu rao mình vì dân vì nước cả. Thời vua chúa, phải biết tung hô hoàng gia triều đình vạn tuế. Thời thực dân phải biết hoan nghênh chánh phủ bảo hộ khai hóa văn minh tốt đẹp. Thời đệ nhất cộng hòa phải biết tri ân Ngô tổng thống. Thời cộng sản phải biết ca ngợi bác đảng vĩ đại.


A dua, hùa theo chế độ nắm quyền mới là khôn ngoan. Hô cho to, hét cho lớn, nịnh cho khéo chế độ đương quyền mới dễ kiếm chác nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con khôn. May được chức được quyền thời tha hồ mà hưởng xa hoa lạc thú. Chế độ đương thịnh thời chính là một cái cây lớn, nên chi trãi nghiệm lâu đời, vị tiền bối mới chê trách kẻ không biết xu thời :
" Cây cao bóng mát không ngồi
Ra ngồi giữa nắng trách trời không râm ! "

Điều chú ý lớn, chỉ khi cây chế độ nó đã rục rã chín muồi, nó sắp gục ngã 99% mới được dọn đến ngồi gốc khác, tung hô nịnh bợ "thời mới", an thân mà hưởng sung sướng cả đời.



Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

Mùa Hạ


Mùa hè bọn ve sầu rú lên ồn ả. Rạng đông trời hừng sáng, chừng bốn, năm giờ là cả lùm cây náo loạn. Ve ve đồng loạt khoái trá cất tiếng đánh thức người ta dậy, tự nguyện làm cái đồng hồ ve sáng. Có ve kêu sáng thời cũng có ve trưa ve chiều. Trưa nghe ve ọ là biết sắp tan hàng nghỉ việc, rửa tay gát kiếm tẩu lộ về nhà.
Bọn ve lên giọng gióng giả cuối ngày âm vị bi hoài bàng bạc lạ lẫm. Chiều hạ, hoàng hôn cháy ráng trời rồi tối dần tím thẩm. Tiếng ve xa vắng gợi nỗi lòng buồn rầu xa xứ.
Học trò tiểu học xưa tới hè chuẩn bị thi vô đệ thất. Đốt đuốc rọi sáng đường đêm hè đi luyện thi. Rủ rê cả bọn, lớp học điện tắt điện đỏ, tùy theo cái đầu kết quả đậu rớt. Giỏi vô trường công cha mẹ khỏi tốn tiền. Dốt thi rớt, còn thích học, con nhà giàu tìm trường bồ đề tư thục đeo đuổi sách đèn. Thường bọn học trò bồ đề học một hai năm là bỏ trường bỏ chữ học nghề đi làm kiếm sống, lấy chồng lấy vợ.
Lớp lớn trung học đại học nở nang, hoành tráng hơn ba cái chuyện chia tay lưu bút.
Mùa hè ồn lổ tai, lại đỏ con mắt vì hoa phượng đỏ rực. Phượng vẫn rơi xác phượng tả tơi, nghe tiếng ve réo gọi hồn tôi...
Lại nhớ mùa hạ năm nào đỏ lửa nắng thiêu đốt, đường bụi mù mịt. Từng đoàn xe quân sự chở đạn, chở người ra mặt trận nóng bỏng.




Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Trần trụi thơ hay.


Thơ tiền chiến Bích Khê có mấy câu rên rỉ về sự lõa thể quả là ấn tượng.
Dáng tầm xuân uốn trong tranh Tố Nữ,
Ô tiên nương ! nàng lại ngự nơi nầy ?
Nàng ở mô ? Xiêm áo bỏ đâu đây ?
Ðến triển lãm cả tấm thân kiều diễm.
Nàng là tuyết hay da nàng tuyết điểm ?
Nàng là hương hay nhan sắc lên hương ?
Mắt ngời châu rung ánh sóng nghê thường;
Lệ tích lại sắp tuôn hàng đũa ngọc.
Ðêm u huyền ngủ mơ trên mái tóc.
Vài chút trăng say đọng ở làn môi.
Hai vú nàng ! hai vú nàng ! chao ôi !
Cho tôi nút một dòng sâm ngọt lộng.
...
Cái kiều diễm thời xưa ấy chắc nó thuần túy hơn sự nay. Công nghệ giả dạng silicon bơm độn người Tây hồi ấy chưa có phát minh để xứ ta du nhập nâng tầm. Xứ ta vốn xuất sắc trong mấy sự thỉnh thị "tinh hoa văn hóa" nước ngoại ấy mà.
Tội nghiệp Bích Khê. Ngắm nghía mấy cái tranh dân gian hay tranh Tàu mực xạ vẽ sự giai nhân lộ hàng độc lõa thể mà bàng hoàng run rẩy thế đó. Mới biết thời xưa nữ giới kín đáo lại cái hay vô cùng. Những xứ Ả rập Cô ran bắt buộc đờn bà con gái ra đường trùm kín mít từ đầu xuống chân, cho hở hai con mắt ngó thấy đàng. Ý đồ để kích động nghệ thuật "bàng hoàng" đám đàn ông khô ran sa mạc chăng.


Bên Mỹ tạp chí Playboy "triển lãm" sự kiều diễm nữ nó vô cùng. Mấy tố nữ Âu Tây sung chắc thi nhau lọt vô ống kính, được kỷ xão nghệ thuật in lên từng trang giấy bóng nhoáng thơm lựng. Tưởng tượng thi nhân An Nam ngày xưa nghiêng ngó, không biết họ sẽ ra sao đây. Có điều lạ, thời nay hình như xem "triển lãm" no nê quá, thi nhân ta cháy gai hết cảm xúc. Ngắm mỹ nhân khoe nét ngọc ngà mà lòng nguội ngắc như đá. Nhiều khi còn bâng quơ tự hỏi, không biết đồ thật hay đồ giả đó...


Hồ Xuân Hương, thế hệ thơ bà cao bà cố so với thủa Bích Khê ngắm tranh Tố Nữ. Tranh cổ đại nó bưng bít hơn. Bà Hương thì luôn cái nhìn xuyên thấu, thích vạch ra thôi.
Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình?
Chị cũng xinh mà em cũng xinh
Ðôi lứa như in tờ giấy trắng.
Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh.
Xiếu mai chi dám tình trăng gió,
Bồ liễu thôi đành phận mỏng manh,
Còn thú vui kia sao chẳng vẽ,
Trách người thợ vẽ khéo vô tình

Quả nhiên cái đời tiến lên vì nhu cầu thiên hạ đòi hỏi sự thỏa thích tới bến. Ấy lớp con cháu khi đã tới bến rồi thường tắt ngúm lửa lòng hết cả thơ hay. Nghĩ rằng trần trụi đã chạm trần rồi thời nên nhường chỗ cho mơ màng tưởng tượng e ấp che chắn để may còn chút thơ thẩn.




Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Tan hoang Quảng Trị 72.


Năm 1954, nước Việt chia đôi, hai miền quốc cộng giao tranh triền miên súng đạn, vô vàm trận đánh nhỏ to khôn xiết. Xuân 1968, quân CS sanh sự tổng lực rầm rộ mấy ngày tết. Miền Nam rối loạn nguy cơ mất hết, may thay được Mỹ cứu giúp tai qua nạn khỏi.
Vài năm chưa sức bình an, đang mệt mỏi lo lắng những đốt xóm phá cầu bích kích quấy rối thời bất ngờ hè 1972, Bắc Việt lại dồn sức tống cho một ghê gớm mới.
Lần này, cộng quân đâm một lúc ba nhát dao vào cơ thể miền Nam. Bình Long An Lộc, Kontum Pleiku, Đông Hà Quảng Trị. Trận đánh Đông Hà Quảng Trị là cú thọc sâu liều mạng, ác hiểm nhất.
Ngày 30/3/1972, 12 giờ trưa, quân Bắc Việt pháo kích kinh hoàng các cứ điểm quân sự, khu dân cư Gio Linh, Cam Lộ, Đông Hà, Ái Tử, Quảng Trị. Trên 6 sư đoàn chính quy, hằng trăm xe tăng, tiền xe hậu pháo, vượt cầu Hiền Lương, phối hợp tây Khe Sanh đánh xuống, đồng loạt nổ súng tràn chiếm thị xã Đông Hà, thành cổ Quảng Trị (2/5/1972), đuổi quân đội VNCH đến tận sông Mỹ Chánh.


Sư đoàn 3 bộ binh, tướng Vũ Văn Giai tại Ái Tử tẩu thoát về Quảng Trị rồi chạy vô Huế. Trung tá Phạm Văn Đính dẫn hết lính trung đoàn 56 ngược ra Bắc, đầu hàng CS.
Các đơn vị thủy quân lục chiến, dù, biệt động quân trú đóng tiền đồn đại bại, mọi cứ điểm đều bị CS tràn ngập. Lính tráng chết trận, ra hàng tù binh, tẩu tán bỏ chạy. Cầu sập, xe tăng cháy, quân rã ngũ, dân chúng kéo nhau tản cư hỗn loạn dưới làn đạn pháo VC dội xuống không nương tay. Người ta chết la liệt, thây phơi chật đất, thảm cảnh Đông Hà - Quảng Trị đại lộ kinh hoàng.
Chỉ khi lính dù, thủy quân lục chiến tăng viện, bình tỉnh tổ chức phòng ngự, đánh sập cầu Mỹ Chánh ngăn chận đoàn xe tăng VC cố ào ạt tiến vô Huế. Thêm phi cơ oanh kích, pháo phản pháo đích đáng vào bắc sông Mỹ Chánh mới chận đứng dòng thác quân Bắc Việt.
Ngày 3/5/1972, Tổng thống Thiệu sắc lệnh Ngô Quang Trưởng thay tướng Hoàng Xuân Lãm làm tư lệnh Quân đoàn I. Tướng Trưởng lập Bộ chỉ huy tiền phương ở Huế, củng cố tuyến phòng thủ bờ Nam sông Mỹ Chánh, giữ Huế chống cự hai gọng kìm Bắc và Tây.
Bấy giờ, những trận đánh dữ dội của quân Bắc Việt xuống bờ Nam sông Mỹ Chánh đều đã bị chặn đứng. Mặt trận An Lộc, Tây Nguyên giải tỏa, lính VNCH kéo về hỗ trợ cho Quảng Trị. Tổng thống Thiệu thị sát Quân khu I ngày 28/5/1972, ban quân lệnh chuẩn bị phản công.

Quân dù tướng Bùi Thế Lân mở hàng loạt trận đánh vùng tạm chiếm thăm dò tình thế. Ngày 28/6/1972, bộ tư lệnh Quân đoàn I phát động kế hoạch tái chiếm. Lính dù, thủy quân lục chiến, biệt động quân, thiết giáp chuẩn bị sẵn sàng. Sau các cuộc không tập dữ dội xuống vị trí tập trung VC, đúng 3 giờ sáng, lính dù vượt sông Mỹ Chánh, đánh thẳng về hướng Bắc. Các trận chiến ác liệt xảy ra. Lính dù phối hợp tốt, đẩy lùi quân địch co cụm về cố thủ trong cổ thành Quảng Trị.
Tiếp diễn, được không quân Mỹ hỗ trợ, súng đạn còn đủ đầy, tinh thần hăng hái, người lính VNCH cuối cùng đã đẩy lùi được quân CS về bên kia sông Thạch Hãn.
Sáng 15/9/1972, 8 giờ sáng, lính Cọp biển thủy quân lục chiến cắm ngọn cờ lên bờ thành đổ nát phía Tây. Hơn 1500 cán binh Bắc Việt quyết tử chỉ còn 10 người chạy thoát, kết thúc cuộc " tiến công chiến lược giải phóng".
Cổ thành Quảng Trị khi ấy bị san phẳng hoàn toàn vì mưa bom bão đạn. Từ bờ bắc sông Thạch Hãn đến bến Hiền Lương, Cam Lộ Đông Hà vẫn nằm trong tay VC. Mùa hè đỏ lửa 1972 qua đi thì Mỹ cũng rút quân, cắt giảm viện trợ, đưa chính quyền VNCH vô chỗ chết.
Hơn hai năm sau, ngày 19/3/1975, quân Bắc Việt lại vượt sông Thạch Hãn tiến vô chiếm hoàn toàn tỉnh Quảng Trị, rồi Huế, rồi Đà Nẵng... rồi làm chủ trọn miền Nam.




Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Chuyện xưa phỏng vấn.


Ngày 21 tháng 4 năm 1975, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức.
Đêm 25 tháng 4 năm 1975, ông rời Việt Nam với tư cách đặc sứ của Việt Nam Cộng hòa đến Đài Bắc để phúng điếu Tưởng Giới Thạch, rồi sang nước Anh sống cuộc đời lưu vong. Mấy năm sau, ông Thiệu cùng gia đình qua Mỹ định cư, sống thầm lặng trong quãng đời còn lại và qua đời vào ngày 29 tháng 9 năm 2001 tại Boston, Massachusetts.
Thời gian ở Mỹ, vị cựu Tổng thống VNCH có lần trả lời phỏng vấn mấy tay lưu vong hải ngoại gay cấn xách mé hận thù, đáp từ của ông vừa bộc trực vừa điềm đạm, đúng tác phong người từng nắm, hiểu biết đại cuộc vấn đề.
Ngày tháng qua mau quá vèo vèo, đời người như bóng câu qua cửa sổ, những nhân vật nắm vận mệnh đất nước tăm tiếng, lần hồi theo nhau cùng về bên kia thế giới. Kẻ vui thắng trận hay người buồn thất bại, đố ai thoát được số kiếp. Cuộc đời họ dù muốn dù không sẽ được lịch sử phán xét.


Trước và sau năm 1975, báo chí thế giới và trong nước loan tin tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trước khi ra đi đã mang theo 16 tấn vàng là tài sản quốc gia. Giai thoại này lan truyền rộng rãi nhưng không có sự xác nhận hay phủ nhận chính thức của chính quyền CS trong nước.
Năm 2006, báo Tuổi trẻ đã thực hiện một loạt phóng sự điều tra xác nhận rằng toàn bộ số vàng (1234 thỏi) và tiền mặt (hơn 1000 tỷ đồng) đã được bàn giao cho Ban Quân quản "khớp với sổ sách từng chi tiết nhỏ" . Như vậy, chuyện ông Thiệu đem vàng quốc gia ra đi chỉ là một mưu kế tuyên truyền độc hiểm.
Ông Lữ Minh Châu nguyên Trưởng ban Quân quản các ngân hàng Sài Gòn - Gia Định, là người tổ chức tiếp quản toàn bộ tiền, vàng của chế độ VNCH cũng xác nhận 16 tấn vàng, tiền dự trữ và châu báu, nữ trang còn nguyên và được chuyển vào tài sản quốc gia.








Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Bệnh nhân lú.


Hai thứ bệnh đặc biệt kinh niên cao tuổi thường gặp ấy là bệnh run, bệnh lú.
Bệnh run, Tây dương gọi Parkinson, căn do thần kinh suy thoái sao đó mà tay người bệnh cứ run rẩy lẩy bẩy trông rất đau khổ. Một vị bệnh run rẩy tâm sự, hồi trung niên mập mạp làm lớn, cứ thẳng tay nhét tiền chùa từng tập vô cặp hùng tráng lắm, giờ cầm mấy tờ bạc lẻ con cháu nó cho, không biết quả báo chăng chớ run tay run chân cầm cập.
Bệnh lú, bệnh lẫn lộn của người cao tuổi lão ông bà râu tóc bạc trắng. Người miền Trung gọi bệnh lẫn, dân xứ Bắc kêu bệnh lú. Tên khoa học bệnh lú bệnh Alzheimer, hội chứng mất trí phổ biến. Năm 1906, lần đầu tiên bác sĩ tâm thần và thần kinh học người Đức Alois Alzheimer chỉ ra, căn bệnh này không thể chữa được, mang tính thoái hóa não trạng, tùy bệnh nhân mà triệu chứng khác nhau, nhưng chung nhất vẫn sự lẫn lộn, sự quên hết, sự ngây ngô, sự con nít sơ sanh.
Dễ mắc bệnh lú nhất mấy vị lười suy nghĩ, não xơ cứng ít vận động. Người nghề nhắc thoại diễn viên, người giữ kho sách cũ hay mấy anh giáo đảng nhai đi nhai lại bài bản cũ kỷ lâu năm quá thuộc nhóm đối tượng 100% mắc lú bệnh lúc tóc bạc tuổi già.


Bệnh lú vị cao niên không tác hại đến xã hội nếu như con cháu biết cầm giữ chăm sóc tốt các cụ. Không để các cụ đi chơi xa xôi, không để các cụ lảm nhảm lẫn lú, có người đút cơm cháo, lo sự vệ sanh sạch sẽ hạn chế xốp liệt não lây lan toàn diện.
Bệnh lú nguy hiểm nhất khi bệnh nhân đã cao tuổi nhưng vẫn để họ giữ quyền cao chức trọng hoặc không chịu về hưu. Lú không biết mình lú còn muốn đi dạy đời thiên hạ tất nhiên làm mất mặt bôi bác xã hội, khiến phá sản hầu hết mấy sự ích quốc lợi dân.
Các nước văn minh có kinh nghiệm rất sợ lãnh đạo bị lú. Dân chúng sàng lọc, bầu cử ưu tiên quý vị tuổi trẻ tài cao sức mạnh mẽ. Người được lên lãnh đạo rồi thường xuyên đi khám não. Bác sĩ nghe ngóng khám phá bệnh hoạn kỷ càng, sẽ cấp giấy chứng nhận lú hay không lú để quyết định số phận lãnh đạo tiếp tục hay thôi đi cho.




Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

Đi đò ngang.


Hồi xưa, chiến tranh sập hết mấy cây cầu, việc vàng sang bờ kia phải lụy đò ngang.
Thường không phải đến bến là gặp đò ngay. Lấy tay hoa hoa vẩy đò. Hét vang cổ họng gọi đò ơi, ơi đò. Thấy đò trở mũi, chèo qua mới yên thôi gọi đò.
Dù vài ba khách bên này ngóng sang bên kia mà réo, cô lái bờ kia không người cứ vẫn chèo con đò sang đón. Cô đội nón, tay đưa đẩy mái chèo, xiêu vẹo với chiếc đò ngang.
Đến bến gặp ngay con đò sắp sang sông, ấy gọi là gặp thời. Qua sông gặp đò, không phải khan cổ mà gọi, sướng như buồn ngủ gặp chiếu manh...
Ngồi đò ngang thời đi mau lẹ. Ngồi cân đò, đông khách quá phải biết nhường đi chuyến sau. Năng chuyến hơn đầy đò. Gặp dông tố gió giật giữa dòng, bình tĩnh múc nước dưới khoang thêm hay bớt, giúp đỡ chèo đò. Lỡ thuyền lật, cô lái đò sẽ bơi như con cá kình tẩu thoát thân cô. Hành khách sống chết có mạng. Tất nhiên mấy mạng bơi giỏi là còn sống.


Nguyễn Bính làm thơ cô lái đò có đoạn :
" Bỏ thuyền bỏ lái bỏ dòng sông
Cô lái đò xưa đi lấy chồng
Vắng bóng cô em từ dạo ấy
Để buồn cho những khách sang sông "

Hermann Hesse ở bên Đức viết truyện "Siddharta" (1922) được giải Nobel văn chương (1946). Truyện nói có người Tất Đạt sống gặp thời ngài Cồ Đàm, trước lang thang dục vọng chán chường nhơn tình con cái, sau nhờ một tiếng "OM" gọi đò mà ngộ đạt. Xứ Huế, con cháu dòng vua chúa là bà Tôn Nữ Phùng Khánh ( ni cô Thích Trí Hải) dịch "Siddharta" qua tiếng Việt, tự đổi tên khác, hóa ra "Câu chuyện dòng sông".
Nguyễn Huy Thiệp cũng viết một truyện ngắn, đại khái nói lái đò nọ bơi giỏi đại kiện tướng, đã cứu hàng chục người thoát chết đuối. Nhưng khi vị lái đò kình ngư rủi rơi xuống nước, bị chuột rút, la hét van xin mọi người cứu với, cứu cho với. Chẳng ai nào nó xuống vớt cả.
Thiên hạ nghĩ vị lái đò ấy đùa chơi, nên để mặc cho chết.




Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

Người mọc đuôi.


Xuất xứ loài người nguồn gốc khỉ cổ đại. Khỉ cổ đại sống thành bầy trên cây rừng sâu. Khỉ chúa đầu đàn, khỉ hoàng hậu, khỉ công chúa, khỉ hoàng tử, vân vân...
Thời thế thay đổi, rừng khô cây chết, khỉ bèn hạ sơn xuống đồng bằng sanh sống. Biến dị di truyền theo cách đấu tranh sinh tồn, thường biến thêm đột biến, nên mấy cái đuôi khỉ tiêu đi. Khi mấy con khỉ không còn đuôi, ấy là lúc khỉ biến thành người.
Tuy nhiên, quá trình tiến hóa dài lâu, muôn hình vạn trạng. Đôi khi họ nhà người nhớ hồi xưa ở trên núi cái đuôi ngo ngoe hay lắm. Bèn sanh ra lại mọc cái đuôi tổ tiên.
Đa số chấp nhận, ưa thích giả thuyết của ngài Charles Darwin. Có bằng chứng khảo cổ, đào bới phát lộ ra xương khỉ, xương vượn, xương tiến bộ không có đuôi, xương dã man, xương văn minh. Một số khai quật địa tầng đất đai, đồ đá đập đá mài, đồ đồng thiết đồng thau, đồ sắt thép.
Nhà nhân chủng ít để ý đằng đuôi mà thường xem xét đằng đầu, não to não nhỏ. Cái đuôi thường sinh sự xấu xí hơn là đẹp đẽ. Người đẹp mông to ấy mọc đuôi ai dám nhìn ?


Thời nay mỹ nhân thường chớp ảnh độc, bikini hoặc hở hang nude toàn diện.
Không phải sợ che dấu lòi đuôi mà trào lưu mới xấu che tốt khoe. Đậy đằng xấu xa, hớn hở khoe khoang thân thể đẹp. Cũng là điều tác động tiến hóa tự nhiên chọn lọc vậy.




Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

Khóc bạn Cao Ly.


Ngày thứ sáu mười ba, tháng tư, 2012. Sáng sớm, Bắc Hàn cộng sản phóng hỏa tiễn tầm xa lúc 5 giờ 39 phút giờ VN. Chúng mưu kế thử nghiệm tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, mạo danh "phóng vệ tinh khí tượng mục đích hòa bình".
Trời không dung giống độc, chỉ mấy phút sau, hỏa tiễn nó đã nổ tan tành. Thất bại cay đắng cho thằng cu lọ mới ngồi lên ghế vĩ đại. Đáng đời lũ du côn đang chằm hăm chế tác vũ khí giết người hàng loạt đem dọa thiên hạ kiếm miếng ăn, không hề trơ trẽn.


Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton nói ngắn gọn đúng lắm : " Bắc Hàn chỉ càng cô lập mình bằng các hoạt động khiêu khích và đang lãng phí tiền của và vũ khí vào các màn trình diễn tuyên truyền trong khi người dân nước này đang chết đói ".
Cũng vào "ngày của Quỷ" này, khoảng 22 giờ 45 phút tối, tại sân bay Tân Sơn Nhất Sài Gòn VN, gần 1500 fan An Nam (đa số nữ phái) quá sức hâm mộ ban nhạc Big Bang Nam Hàn, đã khóc lóc vỡ òa khi đón hụt nhóm ca sĩ này. Được biết, băng nhóm nhạc Big Bang đến dự đại nhạc hội Soundfest Việt Nam 2012 đã phải sợ hãi chạy trốn các fan nữ VN hâm mộ cuồng loạn, rượt theo xe buýt, cố khóc lóc chèo kéo như để kiếm suất Đại Hàn.




Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

Phiếm đàm một hai vị.


Ngửi mùi dùng mũi khứu giác, nếm vị dùng lưỡi vị giác. Đôi khi vị cũng là mùi, ví dụ năm Quý Mùi gọi bằng năm Quý Vị. Nhiều khi tai nghe mắt chưa nhìn đã suy được ra vị, ấy phản xạ Pavlov, nhà thần kinh học nước Nga từng ngâm cứu giảng giải.
Tam quốc chí, Tào Tháo vời Lưu Bị uống rượu mơ anh hùng luận, tiết lộ như sau :
Vừa ghi ký tên vào tờ Nghĩa trạng, hợp tác lật đổ chế độ Tào của Quốc cửu Đổng Thừa xong xả, giật mình biết rằng mình sơ ý dại dột để lộ IP cho bọn C15 nó nắm, Bị lo sợ lắm bèn tìm mưu kế che dấu.
" Bị lập một vườn rau ở sau nhà ngày ngày vun xới tưới tắm, làm cách che mắt Tháo khỏi ngờ vực. Quan, Trương thấy vậy hỏi rằng:
- Anh không lưu tâm đến việc lớn thiên hạ, học làm chi việc của kẻ tiểu nhân này ?
Huyền Đức nói :
- Hai em biết đâu ý anh !
Hai người từ đó không dám nói gì nữa.
Một hôm Quan Vũ, Trương Phi cùng đi chơi vắng, Huyền Đức đang lom khom tưới rau, bỗng thấy Hứa Chử và Trương Liêu dẫn vài chục người vào vườn, nói rằng :
- Thừa tướng sai chúng tôi mời sứ quân đến ngay phủ.
Huyền Đức giật mình, hỏi :
- Việc gì khẩn cấp thế, hai ông ?
Hứa Chử thưa :
- Hai chúng tôi thấy sai thì vâng lệnh đi mời, chứ không biết việc chi.
Huyền Đức theo hai người vào phủ yết kiến Tháo, Tháo cười nói rằng :
- Huyền Đức độ này ở nhà làm một việc lớn lao đấy nhỉ ?
Huyền Đức sợ tái mặt. Tháo cầm tay Huyền Đức dắt vào vườn ở sau nhà, nói rằng:
- Huyền Đức học làm việc vườn, chắc cũng không phải là việc dễ dàng ?
Huyền Đức bây giờ mới vững dạ, đáp rằng:
- Không có việc gì, làm để tiêu khiển đó thôi.
Tháo nói :
- Vừa rồi thấy trên cành mai đã có quả xanh, sực nhớ khi trước đi đánh Trương Tú, đi đường không có nước, tướng sĩ khát cào cuống họng. Bấy giờ ta nghĩ được một kế, cầm roi trỏ hão nói rằng : trước mặt có rừng mơ. Quân sĩ nghe nói đến mơ, ai cũng ứa nước dãi, đỡ được khát nước. Nay có mơ thật, nên hái xuống mà thưởng. Vả lại rượu nấu vừa chín, cho nên mời sứ quân đến tiểu đình uống rượu.
Huyền Đức bây giờ trấn tĩnh lại được, theo đến tiểu đình, đã thấy bày mâm bát, giữa bàn bày một đĩa mơ xanh, một bình rượu nóng "



Ngày nay, thấy có chiêu bài mới một vị thành hai. Vị đây là ngài là ông, bà ấy chớ không phải vị chua vị chát. Từ một hóa ra hai vị là kiểu " Ngô Văn Sở không phải là Ngô Văn Sở", giải quyết được nghi ngờ khoẻ re hanh thông rõ rệt, vừa "đập tan mọi luận điệu xuyên tạc lịch sử của các thế lực thù địch" tốt lắm.
- Chiến sĩ Lê Văn Tám hồi nhỏ gặp cảnh nước mất nhà tan, được cán bộ giác ngộ bèn căm thù giặc lắm. Chiến sĩ mua một can xăng về nhiên liệu quyết tử.
Ngày 17/10/1945, Tám dội xăng lên người, quẹt que diêm, chạy thẳng vô kho đạn Thị Nghè đốt. Kho đạn cháy nổ dữ dội. Quân giặc kinh hoàng khiếp sợ. Đốt kho đạn được rồi, Tám về nhà tắm táp, đến ngày 1/1/1946, lúc mà quân Pháp chuyển đổi kho đạn Thị Nghè thành kho xăng Thị Nghè, Tám tiếp tục tưới xăng vô người, chạy đến đốt kho xăng của giặc.


Sau hai chiến công lừng lẩy ấy, chiến sĩ Tám đến gặp Trần Trọng Tân, Trần Huy Liệu kể lể cho hai vị ghi ghi chép chép sách giáo dục lòng yêu nước muôn dân. Sau này, tuổi cao sức yếu, Lê Văn Tám bèn mua một miếng đất tại Sài gòn, xây dựng ra một công viên gọi là công viên Lê Văn Tám.
- Bộ đội Nguyễn Văn Bé sanh năm Tân Tỵ 1941 ở huyện quận Mỹ An tỉnh Kiến Phong cũ. Năm 21 tuổi, Bé đi bộ đội chống Mỹ, chiến đấu anh hùng. Ngày 30/5/1966, bộ đội Bé bị bắt lúc áp tải võ khí bằng xuồng trên rạch Mỹ An dù chiến đấu như một con cọp. Tóm được Bé, "Mỹ Nguỵ" ép buộc Bé giải thích cách sử dụng một quả mìn mà Bé đã chở. Bé chớp lấy cơ hội, đập mạnh quả mìn 10kg vô chiếc xe thiết giáp M118 nổ tung lên, làm cháy thêm 2 xe M113, giết chết 69 tên địch trong đó có 12 lính Mỹ, phá được hầu hết khí tài phương tiện chiến tranh quân địch.


Rồi bộ đội Bé ra Bắc, trở thành điển hình anh hùng cho thiên hạ học tập.
Bé được dựng tượng đài, in ấn vô tem quân đội "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa - Nguyễn Văn Bé - Trung kiên Bất khuất Anh dũng Tuyệt vời". Bé được phong anh hùng dũng sĩ diệt Mỹ, được nhạc sĩ Huy Du cảm tác viết bài hát " Xin khắc tên anh trên vách chiến hào " :
" Ai về Cửu Long, qua Đồng Tháp Mười, gặp hoa ô môi, biết mùa xuân đã tới. Nơi đây sinh ra anh Bé hiền hòa. Cuộc đời sớm xông pha nên lòng thêm sắt đá. Anh như bông hoa rực sáng bầu trời. Hương tỏa ngát nơi nơi. Tiếng mìn anh vang dội... Bầu trời ngàn ngôi sao lấp lánh... nhớ mãi tên anh Nguyễn Văn Bé... Đường dài hành quân xa, xin khắc tên anh trên vách chiến hào..."
Tiếp theo, không biết tự vì sao, bộ đội Bé trở lại miền Nam, ra chiêu hồi VNCH, thành hồi chánh viên kể lể như sau : Nguyễn Văn Bé cùng đám VC lọt vô ổ phục kích của binh lính Thiết giáp thuộc Thiết đoàn 6 chiến xa VNCH. Tất cả họ bị bắn chết hết, riêng Bé may mắn nhảy xuống kênh, chém vè giả chết lặn trốn. Rủi thay Bé bị lộ, lính túm tóc lôi lên.
Sau đó Bé sợ hãi khai sự thật là anh chưa bắn một viên đạn nào cả, may lanh mưu vứt súng lặn trốn dưới kênh mới sống sót. Nguyễn Văn Bé xin được trở về với chánh nghĩa quốc gia, được chấp nhận làm VC chiêu hồi.


Hồi chánh viên Nguyễn Văn Bé cộng tác với tâm lý chiến VNCH, ngày đêm lên radio tụng niệm " Nguyễn Văn Bé còn sống đây ! Nguyễn Văn Bé còn sống đây !" cho nước nhà biết sự thật. Hàng tạ tờ rơi hình Nguyễn Văn Bé chiêu hồi rãi khắp miền Nam VN.
Cùng lúc, Nguyễn Văn Bé dũng sĩ diệt Mỹ tuyên truyền náo loạn cả miền Bắc.
Nghe nói sau năm 1975, Nguyễn Văn Bé đào tẩu qua bên Mỹ, thay tên đổi họ sanh sống an ổn. Sau khi VC đổi mới, Bé có về VN, thăm lại trường học và con đường mang tên anh, rồi lẩm bẩm : " Nguyễn Văn Bé ấy không phải là Nguyễn Văn Bé..."
Lời bàn luận, "A lie told often enough becomes the truth" là câu nói của ông tổ Lênin di huấn dạy dỗ đám bộ hạ đàn em nên theo đó biên chế. Sau khi dân chúng lật đổ được chế độ Nga sô, Đông Âu, có hai vị từng sống làm lớn trong chế độ CS bèn nói : Một vị, nguyên Tổng bí thư đảng CS Nga sô M. Gorbachev : " Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng CS. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng : Đảng CS chỉ biết tuyên truyền và dối trá mà thôi ! ". Vị khác, cựu cán bộ cộng sản cao cấp Đông Đức, nay đương kim ngài Thủ tướng nước Đức, bà Angela Merkel : "Cộng Sản đã làm cho người dân trở thành gian dối.”
Lời nói của hai vị này, âu cũng vì sự thật thà cha mẹ chân lý.



Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

Mả Tàu.


Lang thang độn bãi đồi lèn hay gặp mã Tàu, nhiều nơi gọi mả Khách.
Mả Tàu khác mả Ta chỗ mả Ta mả đất mả cát cỏ dại xanh lùm mọc lút, còn mả Tàu tô trét vôi hàu kín mít đen đeo bám khô rêu.
Mả Tàu ba hạng mả Tàu. Tàu tội lỗi là Tàu dư đảng nổi dậy chống đối thay triều đổi đại thất bại, tẩu thoát sang An Nam trốn mà chết. Tàu thực dân là Tàu xưa đô hộ, di dân qua đồng hóa tiêu đời. Tàu dâu rể là Tàu lấy chồng, lấy vợ An Nam, chết di chúc xây mả Tàu.
Lệ thường, Tàu thường dân đắp mả vôi, Tàu quan nhà giàu giàu xây lăng gạch vòm rồi lấp đất che lại gọi là mả Hán hay mả Tàu cổ.


Đọc lại sử cũ, truyền thuyết gốc gác dân An Nam nói ông tổ vốn ở bên Tàu là như vầy :
“ Cháu ba đời vua Thần Nông là Đế Minh đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh gặp một nàng tiên, lấy nhau, đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Đế Minh truyền ngôi cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc, phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam, xưng là Kinh Dương Vương ở nước Xích Quỷ. Xích Quỷ phía Bắc giáp Động Đình Hồ, Nam giáp Chiêm Thành, Tây giáp Ba Thục, Đông giáp bể Nam Hải.
Kinh Dương Vương làm vua năm 2879 trước CN, lấy con gái thần Động Đình là Long Nữ, đẻ ra Sùng Lãm. Sùng Lãm nối ngôi vua, xưng là Lạc Long Quân.
Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai tên là Âu Cơ, đẻ một lần được một trăm người con trai. Ngài bảo Âu Cơ rằng : " Ta là dòng dõi Long Quân, nhà ngươi là dòng dõi thần tiên, ăn ở lâu với nhau không được; nay được trăm con thì nhà người đem 50 đứa lên núi, còn 50 đứa ta đem xuống bể Nam Hải ". Rồi Lạc Long Quân phong cho người con trưởng sang làm vua nước Văn Lang, xưng là Hùng Vương...".

Sau này, nhà khảo cổ Tây dương phát hiện dân Việt vốn bản địa sống quanh Thanh Hóa Hòa Bình, văn minh đóng khố ở trần bàn chân Giao chỉ, biết làm nồi gốm chum gốm biết đúc được trống bằng đồng.


Rồi người Tàu qua đánh, chiếm đất bắt dân An Nam làm nô lệ, phục dịch khổ sai chung thân cả ngàn năm. May nhờ thời cơ họ nhà Tàu hỗn loạn, đánh nhau chia năm sẻ bảy suy yếu, ngài Ngô Quyền mới chớp cơ hội giải phóng dân tộc, mở ra được tự chủ thời đại.
Nhân chuyện về mả Tàu, thấy thời nay bây giờ bọn xướng ca vô loài, lũ kép hát nước Nam đang có chuyển biến hồi tôn mả tộc Tàu. Căn do “thời đại vẻ vang nhứt”, đám con đám cháu bác dần dà chuyển đổi tên tuổi "China hóa" cả.
Dân tộc tính danh nhỏ cu Tèo cu Lọ, bé Hĩm bé Bướm, lớn lên văn Đòm, thị Thúi cho qua để mở mang ra "thời kỳ mới" tên hay họ kép lắm.
Bắt đầu có Huỳnh Siêng đổi qua Đàm Vĩnh Hưng, Trần Thị Nhàn chuyển mới Lý Nhã Kỳ - nhờ thay tên đổi họ qua tộc Tàu mà ra sung sướng - từ ấy nổ phát đạn đại bác khai sanh, kéo lô lốc một lũ ròn Việt học làm theo, lấy họ tên Tàu cả. Châu Gia Kiệt, Ngô Kiến Huy, Chung Thục Quyên, Quách An An, Dương Yến Ngọc, Khổng Tú Quỳnh, Nhật Tinh Anh, Nhật Kim Anh, Trương Thế Vinh, Lâm Vũ... Đọc mấy tên bọn ấy, trầm ngâm mà nghĩ rằng mấy mả Tàu nước Nam đang phát.