Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Bệnh nhân lú.


Hai thứ bệnh đặc biệt kinh niên cao tuổi thường gặp ấy là bệnh run, bệnh lú.
Bệnh run, Tây dương gọi Parkinson, căn do thần kinh suy thoái sao đó mà tay người bệnh cứ run rẩy lẩy bẩy trông rất đau khổ. Một vị bệnh run rẩy tâm sự, hồi trung niên mập mạp làm lớn, cứ thẳng tay nhét tiền chùa từng tập vô cặp hùng tráng lắm, giờ cầm mấy tờ bạc lẻ con cháu nó cho, không biết quả báo chăng chớ run tay run chân cầm cập.
Bệnh lú, bệnh lẫn lộn của người cao tuổi lão ông bà râu tóc bạc trắng. Người miền Trung gọi bệnh lẫn, dân xứ Bắc kêu bệnh lú. Tên khoa học bệnh lú bệnh Alzheimer, hội chứng mất trí phổ biến. Năm 1906, lần đầu tiên bác sĩ tâm thần và thần kinh học người Đức Alois Alzheimer chỉ ra, căn bệnh này không thể chữa được, mang tính thoái hóa não trạng, tùy bệnh nhân mà triệu chứng khác nhau, nhưng chung nhất vẫn sự lẫn lộn, sự quên hết, sự ngây ngô, sự con nít sơ sanh.
Dễ mắc bệnh lú nhất mấy vị lười suy nghĩ, não xơ cứng ít vận động. Người nghề nhắc thoại diễn viên, người giữ kho sách cũ hay mấy anh giáo đảng nhai đi nhai lại bài bản cũ kỷ lâu năm quá thuộc nhóm đối tượng 100% mắc lú bệnh lúc tóc bạc tuổi già.


Bệnh lú vị cao niên không tác hại đến xã hội nếu như con cháu biết cầm giữ chăm sóc tốt các cụ. Không để các cụ đi chơi xa xôi, không để các cụ lảm nhảm lẫn lú, có người đút cơm cháo, lo sự vệ sanh sạch sẽ hạn chế xốp liệt não lây lan toàn diện.
Bệnh lú nguy hiểm nhất khi bệnh nhân đã cao tuổi nhưng vẫn để họ giữ quyền cao chức trọng hoặc không chịu về hưu. Lú không biết mình lú còn muốn đi dạy đời thiên hạ tất nhiên làm mất mặt bôi bác xã hội, khiến phá sản hầu hết mấy sự ích quốc lợi dân.
Các nước văn minh có kinh nghiệm rất sợ lãnh đạo bị lú. Dân chúng sàng lọc, bầu cử ưu tiên quý vị tuổi trẻ tài cao sức mạnh mẽ. Người được lên lãnh đạo rồi thường xuyên đi khám não. Bác sĩ nghe ngóng khám phá bệnh hoạn kỷ càng, sẽ cấp giấy chứng nhận lú hay không lú để quyết định số phận lãnh đạo tiếp tục hay thôi đi cho.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét