Nhà văn Nam Cao thời tiền chiến viết truyện ngắn Sống Mòn, buồn rầu nói rằng mình muốn ngẩn cái đầu lên, cứ bị áo cơm đè xuống...
Năm 1963, chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm - Nhu lâm nạn đảo chính đổ sụp. Số đông văn sĩ công bộc ra cúi đầu xin sám hối nhận tội - vì miếng cơm manh áo, đánh đĩ lương tâm, bưng bô đội rỗ, "tri ân Ngô tổng" đại đức anh minh, nghìn năm bất diệt - nay mong cho xin lập công chuộc tội.
Ngày Dương Văn Minh lớn đọc tuyên bố đầu hàng, " anh Sơn " hát nối vòng tay lớn, đoàn kết Bắc Nam, nhà văn VN ta trung kiên một lòng chế độ.
Rồi tới lúc CS Nga, Đông Âu châu bị dân chúng liệng vào sọt rác, Nhà văn VN ta bắt đầu biết đổi mới văn chương !
Tất nhiên không phải ai cũng dùng cán bút làm cần câu cơm áo, mấy vần thơ mong được đảng đoái hoài. Vẫn có đó Chí Thiện ngục sĩ, Bùi Giáng điên thơ, Uyên Thao quê hương tủ sách... viết được điều mình thích viết.
Năm 2010. Dù đảng muốn hay không thì thời thế vẫn đổi.
Những cái sự tào lao, lưu manh, dối trá cũng đến hồi bị lật mặt. Luật trời thay luật đời.
Nhà văn VN, trừ lớp văn chương nhi đồng, thiếu niên tiền phong, thanh niên bác Hồ, học tập tốt đạo đức của bác ta vĩ đại. Cũng trừ đi lớp lãnh đạo các hội văn nghệ tỉnh, văn nữ ế chồng, văn nam thích đĩ, mài đít quần đợi tháng lãnh lương đong gạo, đợi đảng cho bổng lộc mua đất cất nhà.
Các văn vị khác, nhờ 35 năm " giải phóng ", nhà cửa, xe cộ, con cái lớn, dựng chồng gã vợ xong xả, nay tuổi đã cao, đã mõi mệt cái đời văn điếm.
Dù có thèm sống đến mấy rồi, họ biết cũng sẽ tới ngày gặp Mác, Lê, Mao. " Thời gian không ủng hộ " . Thế nên không ngạc nhiên, Văn Nhân Ta bắt đầu trở bút nói thật ! Con cái dùm dề, sợ chi chết mà lo, mà không hả họng lên cho sướng ???
Trào lưu " văn học mở miệng " bắt đầu sau họp hội Canh Dần này, vậy đó.
Đọc Trần Mạnh Hảo, rồi Ngô Minh, thấy tội nghiệp cái hội nhà văn VN. Giá như các vị khác sớm đừng lo thân lo gạo...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét