Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

Thích nghi xã hội.


Một bài viết của Kim Dung tiền bối nhận xét về người Tàu rất đáng tham khảo. Quan sát nhiều cộng thêm bề dày kinh nghiệm "kiếm hiệp", ông đại ý như sau :
Trung Hoa đất cằn cỗi người đông đúc, nghìn năm vẫy vùng sanh tồn ấy nhờ có sức sống mãnh liệt. "Dân chúng China là dân tộc giỏi nhất về khả năng thích ứng hoàn cảnh".
- Người thích nghi tốt thường không phải người trọng đạo đức cao thượng, bởi trong cuộc đấu tranh sinh tồn, kẻ tâm hồn cao thượng thường phải nhận thất bại. Duy lợi dân tộc cũng là cao thượng đạo đức dù công luận có phản đối.
- Những sự "vô pháp vô thiên", "vô lại vô sĩ", người Tàu có thể chấp nhận; nhưng điều "vô tình vô nghĩa" thì bị coi xấu xa nhất. Tàu không quá trọng thị nguyên tắc, nhưng họ rất biết trọng tình trọng nghĩa.
- Khổng tử vốn "thánh chi thời giả dã", thánh nhân thích ứng hoàn cảnh chớ không câu nệ giáo điều. Một cộng đồng đoàn kết giúp nhau sẽ tìm ra cách thích nghi hợp lý với đổi thay hoàn cảnh. Xã hội máy móc giáo điều, không đàn hồi là "xã hội của những thây ma", trước sau gì cũng rụi rã. Nhờ những cố kết thích nghi, biết sự đàn hồi nên dân Tàu "mãnh liệt sống", khi mà vô số sắc dân khác phải đành đoạn tuyệt tích.


Thực tế đâu cũng vậy, kẻ biết thích nghi với hoàn cảnh sẽ luôn đoạt được lợi ích thiết thực. Ngôn ngữ dân gian gọi đơn sơ họ là mấy đám sâu lanh. Lanh là biết chớp ngay cơ hội. Sâu là thức thời nhận ra "mấu chốt" rồi lập tức hành động "bốc, hốt". Vô số người khôn thích nghi sống tốt với xã hội CS, cốt kiếm địa vị xã hội an toàn rồi khéo khôn "bắt cá hai tay", lùa đô la hải ngoại vô túi "sùng tu" sống đời ta đây đắc thắng.
Một dân tộc to lớn hay chỉ là một cá nhân cát bụi, khổ ải trui luyện nên bản lãnh thủ đoạn, vứt bỏ cao thượng dụng lấy tiện ti, hun đúc cái phong cách sống cốt đột mới "vươn lên xã hội", lẻ nào để gọi điều hay ?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét