Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

Tứ xứ sự rầu.


Quê hương hồi chiến tranh rệu rã, đoàn người bỏ xứ ra đi tìm chốn bình an tha phương cầu thực, định cư xứ lạ quê người. Có cái nhà mà ở, cầu cạnh kiếm được miếng cơm mà ăn, ấy cũng sự đắc thắng lắm rồi.
Trở về quê mẹ đường xưa lối cũ, cây cối rậm rạp u buồn, cố nhân đà chết hết, người sống hắc ám cõi lòng, chui rúc dài hạn nơi hoang sơn dã lảnh tối tăm một lòng bác đảng.
"Nhớ xưa em rũ tóc thề
Nhìn trăng sao nở để lời thề bay
Đợi nhau tàn cuộc hoa này
Đời như cánh bướm đồi Tây hửng hờ..."
Tự dưng thơ nhạc họ Phạm len lách trúng trật mơ màng rên rẩn trong đầu khi nhà ai đó, hiếm hoi thấy nụ cười đờn bà cày cuốc.


Người về thành phố, phấn đấu chui rúc cái quan tài bê tông ống tre dài thược, hãnh diện đi lên đi xuống, sợ hãi thiên hạ dòm ngó xin kiếm, thành thử gắng sức xây cất tường cao hào sâu cô độc. Quả hoang tưởng tội nghiệp cho những mảnh đời nhỏ nhoi vụn vặt, không bao giờ vượt lên được cái kiếp sống mòn.
Mấy nén nhang thắp tiễn đưa vị hào kiệt một thời lẫy lừng trận chiến. Mười mấy năm cải tạo ngục tù, đã bình yên vào lòng đất mẹ, chôn chặt những quá khứ tự mình mình biết. Đám con cháu lạnh lạt còn đang hăng say "chiến đấu" cho ngày mai tươi sáng chúng nó.
Có nhà sư tu thiền Trúc Lâm rồi thích trồng tre. Không hiểu mấy đời tư ẩn chứa đằng sau, mấy nghi ngờ "hình thức, nội dung", chỉ biết cây tre xanh "tuổi thơ kỷ niệm" nay vẫn còn vị sư "văn minh" thích thú.
Một chút điều lạ để hy vọng không phải đạo đàng đà chấm hết.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét