Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

Chiến tranh và hòa bình.


Chiến tranh, một hoạt động điên loạn nhất con người ta chém giết, gây khổ ải nhau vì cái mục đích chiến thắng được này được nọ.
Tranh giành đất đai, lãnh địa, biển đảo; cướp bóc kho tàng của cải, gây gổ cải vã  ý thức... vẫn là mấy nguyên nhân chiến tranh. Nguyên thủy ví dụ, khỉ này lao vào khỉ nọ cắn xé đánh cướp tranh giành khu rừng hoa thơm quả ngọt, hai bên con chết con bị thương, rốt ráo kẻ mạnh đại thắng làm chủ, kẻ yếu phải te cò chạy bỏ của giữ lấy... khỉ.
A Lịch Sơn đại đế, Thành Cát Tư Hãn, Nã Phá Luân, Hitler dẫn quân đi đánh chiếm nước này nước nọ thế giới chiến tranh tang tóc là chiến tranh phi nghĩa. Xứ ta nhược tiểu, các triều Hùng vương, Thục Phán đến Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê rồi Nguyễn Tây Sơn bắt buộc phải tiến hành chiến tranh giữ nước chánh nghĩa, đối chọi kiên cường láng giềng China mới khỏi chuyện đồng hóa tiêu dân mất nước.


Ngày 7/1/1979, quân CS China vượt biên giới tràn vào VN, hy vọng chỉ cần vài ngày là đánh chiếm được Hà Nội, lập một chánh phủ bù nhìn tay sai mới. Tuy nhiên, bộ đội VN từng trải chiến trận, thiện chiến kinh nghiệm, quân du kích đồng bào sắc tộc thiểu số vùng biên viễn sôi sục tinh thần chiến đấu, bên ngoài còn Nga Sô ủng hộ tinh thần, VN đã chận đứng được "Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc", làm họ phải tan nát mộng "đi giải phóng" phải rút chạy về nước thoát thân.
Chiến tranh qua rồi 35 năm. VN may mắn làm hòa được với China mà "xây dựng CNXH". Có điều, so sánh trình độ quân sự hai nước, ngày ấy ngang ngửa ngày nay China trở nên vượt trội.  Quy luật mạnh thấy yếu sở hữu lắm "rừng vàng bể bạc", tất nhiên thèm thuồng chảy giọt nước dãi. Đánh nước yếu, chiếm nước ngu, diệt bỏ nước nịnh bợ vốn là cái truyền thống của nước "thiên tử". Truyền thống ấy tất yếu sản sanh ra cái lưỡi bò đòi hỏi liếm láp biển đảo láng giềng.
Thế yếu, lực yếu, đơn thương độc mã, thích hét khoái nổ nên thế giới "thương mến". Thêm cái tinh thần "đại đoàn kết" giữa dân với đảng... Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng. Thế nên nhà chánh trị nói không nên nhắc chi nhiều chuyện cũ vừa đau lòng vừa bất lợi không khí hòa hiếu. Dĩ hòa vi quý, sự nhịn sự lành. Bài học quân dân nhà Trần ba lần đại phá quân Nguyên giữ nước. Bài học Mạc Đăng Dung nhẫn nhục cũng để giữ nước. Hai triều đại hai cách chiến hòa giữ nước tùy thế tùy thời...
- Xem thêm Mạc triều ô nhục truyện.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét