Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2015

Nghe nhạc lính ngày xưa Duy Khánh hát.


Ca sĩ Duy Khánh người quê Quảng Trị mất đã lâu rồi mà giọng ca bất hủ ấy cứ vẫn đông đảo người ta hâm mộ. Nhạc bản làm nên tên tuổi Duy Khánh thì luôn chủ đề lính tráng VNCH rạt rào xúc cảm.
Điều lạ. Ca sĩ hát hay sướng tai nghe đã, khán thính giả chỉ có biết hâm mộ ca sĩ chớ không hề để ý tới tác giả bài hát - người mang nặng đẻ đau ra từng ca từ nốt nhạc.
Bản "Sương trắng miền quê ngoại" là của nhạc sĩ Đinh Miên Vũ quê ở Thừa Thiên. Ông là lính Sư đoàn 1 Bộ Binh, giải ngũ về dạy học tại trường Gia Hội, Huế. Sau năm 1975, ông bị bắt ở tù 6 năm trại cải tạo Bình Điền rồi vượt biên qua Mỹ sanh sống.
Nhạc sĩ Trần Nhật Ngân thời quê Thanh Hóa, di cư vào Nam, sáng tác nhiều bài về lính rất hay có tiếng. Ông làm việc ở Nha Tâm lý chiến Quân lực VNCH. Sau 1975 bị bắt đi cải tạo, bị cấm tuyệt đối mọi hoạt động sáng tác nhạc, ông vượt biên qua đường Thái Lan năm 1982, đến 1984 mới đến được Mỹ định cư.
Trong những sáng tác của Nhật Ngân, ca sĩ Duy Khánh thể hiện thành công khá nhiều bản như Xuân này con không về, Qua cơn mê, Một mai giả từ vũ khí, Mùa xuân của mẹ, Thư xuân trên rừng cao, Tâm sự người hát bài quê hương...


Hai nhạc bản Mưa trên phố Huế, Tình đời là của nhạc sĩ Minh Kỳ, người Huế gốc Hoàng phái, cháu đời thứ 5 của vua Minh Mạng. Ông tên thật là Nguyễn Phước Minh Kỳ, sanh ra ở thành phố Nha Trang rồi vào sống ở Sài Gòn, làm Đại úy Cảnh sát Quốc gia VNCH.
Năm 1975, Minh Kỳ bị bắt giam tại trại cải tạo Biên Hòa, chỉ sau 3 tháng sau, ông bị cai ngục VC lập mưu, sai tù hình sự ném lựu đạn vào giết chết người nhạc sĩ khi ông còn đang bưng chén cơm tù ăn trưa chưa kịp nuốt.
Nhạc sĩ tài ba Trúc Phương (tên thật là Nguyễn Thiện Lộc), một chuyên gia nhạc buồn sáng tác rất nhiều bài hát về đời lính VNCH thì trên cả tuyệt vời. Kẻ ở miền xa, Trên bốn vùng chiến thuật, Người nhập cuộc, Người xa về thành phố, Bông cỏ may, Đêm trên vùng đất lạ, Tàu đêm năm cũ, Con đường mang tên em, Chuyện chúng mình...
Ông là người tỉnh Trà Vinh, làm việc ở Ty Thông tin Chiêu hồi Vĩnh Bình, bỏ lên Sài Gòn theo nghiệp dạy, sáng tác nhạc. Sau năm 1975, ông vượt biên cả thảy 3 lần, nhưng đều thất bại, bị bắt ở tù, nhà cửa bị tịch thu hết, vợ con rời bỏ bỏ ông ly tán. Ra khỏi tù, ông sống lây lất, vất vưởng đói khát thậm tệ.
Năm 1995, ông bị viêm phổi rồi do không có tiền điều trị, phải biến chứng mà chết. Gia tài còn lại của người nhạc sĩ tài ba là một đôi dép tổ ong đã đứt quai !


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét