Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

Tượng đồng to vĩ đại.


Cao nguyên Trung phần, tỉnh Gia Lai mới đúc tượng đồng to vĩ đại, đạt nhiều kỷ lục cao cấp ngoại hạng sự đúc đồ đồng.
Lăng tẩm đền thờ, nhà sàn hồ cá, bảo tàng lưu niệm, tượng đá đất nung, thạch cao cốt sắt cho đến tên đường tên sá... của ông Hồ trãi dài Bắc Nam, trên rừng xuống dưới biển, có vẻ không đủ số đo tầm cở. Nay đúc thêm tượng đồng to vĩ đại, không ngoài mục đích tôn sùng khai canh đảng trưởng.
Gần đây, ngoài sự xây cất "quần thể anh chị em", trùng tu mả táng mả dời ông bà cha mẹ, xây điện "bác" trên đầu đền thờ quốc tổ Hùng Vương, nổi đình nổi đám nhất là cái việc đúc tượng đồng này.


Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, ông Phạm Thế Dũng, kiêm "Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật công trình Tượng đài Bác Hồ" thông tin cho biết , thể theo "nguyện vọng tha thiết" của nhân dân và đảng bộ tỉnh mong rước bác về Tây nguyên, bộ Chánh trị đã đồng ý cho tỉnh Gia Lai được dựng tượng Bác Hồ, đặt tại Quảng trường Đại Đoàn Kết tỉnh Gia Lai.
- "Quảng trường có diện tích hơn 2ha gồm nhiều cụm công trình khác nhau, chính diện là Tượng đài Bác cao 10,8m, đế tượng cao 4,5m, nặng gần 16 tấn được áp dụng công nghệ gò, ép bằng đồng nguyên chất lần đầu tiên sử dụng tại Việt Nam."
- " Tượng Bác được làm theo công nghệ mới bằng phương pháp gò, hàn có sức chống chịu gió giật cấp 15 với vận tốc 200km/h, gió xoáy cấp 12, động đất ở 8 độ Richter và sức chịu nhiệt lên đến 900C ! Tượng sẽ vĩnh viễn tồn tại không mục nát sụp đổ, cần năm năm bảo dưỡng một lần
- " Tổng kinh phí đầu tư xây dựng toàn bộ quảng trường được phê duyệt là 198,264 tỷ đồng (đã tính toán khâu trượt giá), trong đó kinh phí T.Ư 130 tỷ đồng còn lại là nguồn vốn của địa phương. Phần xây dựng 104,875 tỷ đồng, số còn lại chi cho công tác mỹ thuật và các chi phí khác..."



Đồng là thứ kim loại chủ chốt dùng chế ra đạn súng bắn hoặc để đúc chuông, đúc tượng, đúc chư tiên thánh phật đồ thờ. Xưa chiến tranh, thiếu đồng đúc đạn, vô số tượng đồng trưng dụng nấu chảy cung cấp các công binh xưởng. Nay hòa bình, lấy đồng đem đúc tượng Bác cũng là điều thế gian gọi "luân hồi chu chuyển". Trông thấy cái tượng đồng to vĩ đại, cao lớn sáng choang, trơ trọi đứng giơ tay chỉ chân, chi phí lên đến cả hai trăm nghìn triệu, dân chúng miền cao Tây nguyên bèn lấy làm cảm động sung sướng lắm !
Tố Hữu, chuyên gia sản xuất thơ nịnh bợ bác đảng, có câu rằng :
" Bác để tình thương cho chúng con.
 Một đời thanh bạch, chẳng vàng son. 
Mong manh áo vải hồn muôn trượng.
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn..."
Tượng đồng chế độ hút máu dân lấy tiền đem đúc bác, tạo cơ hội xẻo xà kiếm chác. Những "mong manh áo vải" thời nay là của "những đưa trẻ vùng cao tím tái, lấm lem trong giá lạnh", cơm cũng không có mà ăn.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét