Ngày 16/4/2014, xứ Đại Hàn xảy vụ chìm tàu vô vàm đau đớn.
Nguyên chiếc tàu vận chuyển Sewol, trọng lượng chừng 10.000 tấn (thân tàu 6.800 tấn, hàng hóa 2.000 tấn), chở 476 hành khách, trong số đó 323 học sinh trường Trung học Danwon đi du ngoạn, cùng chở thêm nhiều hàng hóa xe cộ trực chỉ từ thành phố Incheon đến hòn đảo Jeju nghỉ dưỡng.
Thuyền trưởng nghỉ phép khiến tàu Sewol trao tay lái hợp đồng Lee Jun-seok điều khiển.
Lúc 8h 50 sáng ngày 16, hành khách trên tàu giật mình nghe một tiếng rít lớn, sàn tàu rung bần bật rồi dừng hẳn. Ai nấy thảy đều lo sợ tàu đã va vấp phải đá ngầm.
Lái tàu Lee Jun-seok lúc đó đang ở phòng riêng nghỉ xả hơi. Lee đã giao cho nữ lái phụ Park Han-kyul 25 tuổi mới có 6 tháng hành nghề điều khiển con tàu. Y thị này chưa một lần đi qua khu vực biển vốn đầy sóng gió này, và đây cũng lần đầu tiên ả cầm lái chính..
Bấy giờ nữ phó Park Han-kyul thấy tàu đã chậm trễ vì trời sương mù dày đặt, ả bèn rú ga tăng tốc, rồi đột ngột bẻ lái đổi hướng.... Ầm một cái. Xe cộ hàng hóa bất ngờ trượt xiêu về một phía, tàu mất thăng bằng, nghiêng ngang nước biển tràn vào.
Một phụ huynh học sinh ở nhà bỗng dưng nóng ruột, bèn điện thoại hỏi thầy hiệu phó trưởng đoàn du ngoạn Kang Min Kyu. Ông này cho biết tàu gặp sự cố lúc 8h50 và 8h55 tàu bắt đầu nghiêng dần. Vị phụ huynh vội vã báo tin khẩn ngay cho Tuần duyên Đại Hàn.
Đến 9h, lái tàu Sewol liên lạc với Trung tâm Dịch vụ Giao thông Tàu biển trên đảo Jindo báo tàu gặp nguy hiểm rồi xin chỉ thị thì được lệnh phải cho hành khách mặc áo phao và sơ tán khẩn cấp ngay vì thời gian không còn nhiều.
Tuy nhiên, lái tàu Lee Jun-seok phớt lờ việc sơ tán, còn thông báo ai đâu ngồi yên đó để tránh nguy hiểm lật tàu. Tội nghiệp các học sinh đã mặc áo phao rồi ngồi yên bấm béo điện thoại, không hiểu sự nguy khốn tàu sắp lật úp để mà đứng lên tìm cách tẩu thoát.
Hơn nửa tiếng "giờ vàng" trôi đi uổng phí. Vào 9h37, tàu Sewol đã lật nghiêng đến 60 độ. Bấy giờ thuyền trưởng gọi điện thoại cho bộ sậu 15 thủy thủ "tổ lái" để họ nhanh chóng xuống thuyền cứu hộ tẩu thoát trước, bỏ lại các hành khách lúc này quá khó khăn trèo khỏi con tàu đắm vì đô nghiêng đã lớn. Rõ ràng, việc luận tội thuyền trưởng và thủy thủ đoàn "đã lợi dụng hiểu biết của mình về cấu trúc của phà và phương tiện thông tin liên lạc dễ dàng hơn để tìm cách chạy thoát, giữ tính mạng cho mình mà không quan tâm đến việc giải cứu hành khách !" quá đúng.
Vào khoảng 10h23, tàu Sewol bắt đầu lật úp chìm xuống nước, chỉ còn trơ nổi chút mũi đít tàu màu xanh đậm. Máy bay, thuyền cứu nạn cùng đội cứu hộ kết hợp một số hành khách quên mình, đã nổ lực cứu được hơn 150 người an toàn tánh mạng. Số nạn nhân ngoài vài ba xác chết tìm thấy quanh tàu, gần 300 hành khách đã bị nhốt chặt trong các phòng dưới chiếc tàu đầy nước.
Chiếc tàu chìm Sewol trôi dạt lên phía Bắc, đội cứu nạn gắn một số phao bơm hơi vào để ngăn cản nó chìm sâu hơn. Chánh phủ Hàn Quốc điều các cần trục cỡ lớn gồm 2 cần trục 3.600 tấn, 2 cần trục 2.000 tấn, cộng thêm một siêu cần trục nổi lớn nhất Hàn Quốc 8.000 tấn cũng được triển khai, sẵn sàng đợi chỉ thị nâng chiếc tàu bị đắm lên khỏi mặt nước.
Tuy nhiên, thân nhân hành khách nhất quyết không cho trục vớt, vì sợ "ảnh hưởng đến tánh mạng" các nạn nhân còn sống nhờ mấy không khí sót siết trên tàu.
Đội cứu hộ đành quyết định chỉ trục vớt Sewol khi biết chắc "trên tàu không còn ai sống nữa". Máy bay tàu thủy thời lộn tới lộn lui trên không trên biển trong khi chỉ một vài thợ lặn thay phiên cố chui vào tàu "cứu hộ" thì vẫn không thể được vì sóng to gió lớn.
Ngày 18/4/2014, tàu Sewol đã chìm nghĩm sâu xuống đáy nước sâu 37 mét mất tăm dạng. Đội cứu hộ phải bơm buộc 2 cái phao to đùng đánh dấu.
Sau ngày 18/4/2014, đội thợ lặn cứu hộ nổ lực thâm nhập vào trong con tàu cứu người cho đến nay. Qua 6 ngày ròng rã, họ lần lược vớt ra trên trăm xác nạn nhân đã dần dà thối rã không còn nguyên vẹn.
Than ôi ! Giá như khi tàu gặp sự cố, thuyền trưởng chấp hành nghiêm túc lệnh của tuần duyên để thông báo cho hành khách mặc áo phao, tuần tự lên gần 50 xuồng cứu nạn rời khỏi tàu khẩn cấp. Di tản 476 người trong vòng 90 phút là điều dễ dàng biết mấy. Thế nhưng đã không làm...
Than ôi ! Giá như 48 tiếng sau khi tàu chìm, các cần trục đã đến trục vớt, chánh phủ Hàn quốc sáng suốt, quyết đoán lệnh trục vớt ngay chiếc tàu lên từ từ, thì có thể nhiều người được cứu hay chí ít cũng bảo toàn xác nhiều nạn nhân không thối rửa.
Sự tuân thủ cứng nhắc khiến các hành khách mặc áo phao ngồi chờ chết, rồi có cần trục vẫn không kéo tàu lên, đúng là cái cách cứu nạn quá sức thụ động ! Một câu châm ngôn hữu ích nên nhắc mọi người rằng "Sự thật, để có thể làm bất cứ thứ gì đáng làm trên thế giới này, chúng ta không thể chỉ đứng yên run rẩy và nghĩ về sự lạnh lẽo và nguy hiểm. Chúng ta phải xông tới và giành giật, dùng hết sức của mình."
- Tham khảo thêm:
1.-"Học sinh trên tàu Sewol là người kêu cứu đầu tiên".
2.- Nỗi hổ thẹn của Hàn quốc
3.- Học sinh mắc kẹt cào cấu bật móng tay
Than ôi ! Giá như khi tàu gặp sự cố, thuyền trưởng chấp hành nghiêm túc lệnh của tuần duyên để thông báo cho hành khách mặc áo phao, tuần tự lên gần 50 xuồng cứu nạn rời khỏi tàu khẩn cấp. Di tản 476 người trong vòng 90 phút là điều dễ dàng biết mấy. Thế nhưng đã không làm...
Than ôi ! Giá như 48 tiếng sau khi tàu chìm, các cần trục đã đến trục vớt, chánh phủ Hàn quốc sáng suốt, quyết đoán lệnh trục vớt ngay chiếc tàu lên từ từ, thì có thể nhiều người được cứu hay chí ít cũng bảo toàn xác nhiều nạn nhân không thối rửa.
Sự tuân thủ cứng nhắc khiến các hành khách mặc áo phao ngồi chờ chết, rồi có cần trục vẫn không kéo tàu lên, đúng là cái cách cứu nạn quá sức thụ động ! Một câu châm ngôn hữu ích nên nhắc mọi người rằng "Sự thật, để có thể làm bất cứ thứ gì đáng làm trên thế giới này, chúng ta không thể chỉ đứng yên run rẩy và nghĩ về sự lạnh lẽo và nguy hiểm. Chúng ta phải xông tới và giành giật, dùng hết sức của mình."
- Tham khảo thêm:
1.-"Học sinh trên tàu Sewol là người kêu cứu đầu tiên".
2.- Nỗi hổ thẹn của Hàn quốc
3.- Học sinh mắc kẹt cào cấu bật móng tay
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét