Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013
Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời.
Trưa ngày 27/1/2013, nhạc sĩ Phạm Duy mất tại Sài Gòn vì di chứng đau tim tái phát. Vậy là cuộc đời tài hoa nhạc sĩ số phận thăng trầm đã chấm hết, còn chăng ca nhạc thiên hạ thưởng thức rồi quên rồi nhớ.
Văn hào Âu châu nói, người không thích âm nhạc là người mang tâm hồn trộm cướp. Nhạc ba bảy đường nhạc, nhạc hồn cá nhân, nhạc thiêng sông núi, nhạc hò nhạc hét, nhạc lạy nhạc nô, nhạc này nhạc nọ.
Thời trẻ Phạm Duy yêu nước kháng chiến rồi nhạy cảm chán những "vô sản", dứt khoát giả từ về miền tự do theo tiếng gọi lòng nghệ sĩ. Cây lành sanh trái ngọt. Một lựa chọn đúng, may mắn để người ta nay được nhạc Phạm Duy.
Giá trị người họa sĩ tại bức tranh, người nhạc sĩ ở ca khúc. Tâm hồn đẹp tác phẩm đẹp, cảm xúc môi trường tự do mới điều kiện thiên tài nảy nở. Miền Nam sôi động, văn hóa khai phóng rộng mở tài năng tác tạo giá trị. Người đất Bắc đau đớn bị cùm xích dao búa huỷ diệt, bần cùng hết nhiều giá trị, quả thật sự không may văn hóa.
Thời nay có trò hề tôn vinh nghệ sĩ "lớn". "Nghệ sĩ nhân dân" mà nhân dân chẳng ai biết. Những đao to búa lớn ban thưởng "phục vụ đảng là phục vụ nhân dân" không ngoài tranh bảng kiếm chác, ca tụng chính chuyên một đạo thờ tiền. Người nghệ sĩ đóng góp mấy giá trị xua đi bóng tối não súc vật lại cấm đoán tác phẩm, để đám âm binh xô vào bôi bẩn.
Cuộc chuyện trò với phóng viên BBC, nhạc sĩ Phạm Duy có nói giản dị như sau :
BBC : Có người nói ông có công lớn với âm nhạc Việt Nam, ông nghĩ sao?
Phạm Duy : Không, không nói công với tội gì cả. Tôi sợ những cái đó. Ai khen tôi hay ai chê tôi, tôi đều sợ cả. Vì tôi làm việc cũng như người làm ruộng thôi. Làm ruộng thì phải cấy lúa, làm nhạc thì phải đánh đàn, giản dị thế thôi.
BBC : Mục đích nhạc của ông những năm 1960 là gì ?
Phạm Duy : Vẫn là con đường cũ tôi đi theo. Tức là vấn đề “khóc, cười theo mệnh nước”, lúc nào nước vui, thì tôi cười, thế còn lúc nào nước buồn thì tôi khóc...
Cái tâm thức tự thân đòi hỏi sáng tạo, tài năng xoáy theo vận nước, đem đóng góp Việt nhạc, để di sản quý báu khiến người yêu nhạc không thể quên ông.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét