Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015
Di truyền sự.
Tre già măng mọc, ông cao chết còn ông cố, ông cố chết còn ông nội, ông nội chết còn ông bố, ông bố chết còn thằng con, thằng con chết có đứa cháu, đứa cháu chết còn thằng chắc... Ấy gọi là sự di truyền.
Xưa làng vị tài danh ăn trộm, đêm đêm đi rình núp bờ lủi bụi, chọn nhà ai sơ ý là vị hoạt động cất vó. Từ những nhỏ mọn con gà con vịt, trái thơm trái mít, cái thau nhôm, bộ quần áo phơi để ngoài dây, chậu cảnh, đôi dép đôi giày, soong nồi chén bát đến mấy trị giá cặp đèn đồng, tượng Phật, cái bàn cái ghế, cái cối cái chày; hở ra lọt vô bao bố tài danh cả.
Ở xứ "pháp luật mông muội, đạo đức lem luốc", dân làng ai cũng biết tài danh, ai cũng tức tài danh, mà cũng sợ uy tài danh nên không ai dám nói. Nhưng ai cũng mong tài danh chết đi khuất mắt để thiên hạ nhờ.
Ý dân là ý trời, vị tài danh rốt cuộc chết. Chết thọ sơ sơ tuổi 97, tuổi nhơn sinh cửu thập cổ lai thường, thường ăn trộm ăn cắp, thường đi chôm đi chỉa đủ thứ, toàn tập tài danh.
Vị ăn trộm chết, di truyền lại mấy thằng con ăn trộm còn vô vàm xuất sắc hơn nữa. Ăn trộm trong tay chúng được nâng lên thành cả một nghệ thuật siêu phàm điêu luyện.
Dân làng ngộ ra sự rằng: cầu cho thằng ăn trộm nó chết rồi ăn mừng quả là viễn vông. Nó chết vẫn còn lại sự di truyền của nó. Cha đi ăn trộm thời con cũng đi ăn trộm. Con đi ăn trộm thời cháu đi ăn trộm. Cháu đi ăn trộm thời chắc đi ăn trộm. Chưa kể bọn đồng chí ăn trộm cũng đều tương tợ di truyền.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét