Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

Mùa hạ hoa sen


Cuối hạ sen sắp tàn.
Hoa sen, hoa gắn với văn hoá Phật giáo. Đức Phật đản sanh bước trên bảy đài sen. Ca Diếp tôn giả cầm nhành sen vi nhất tiếu... Sen hoa luôn nở trong lòng mấy thiện nam tín nữ quy y về Phật đạo.
Thời Mạt pháp, hoa sen gắn cho ông Hồ, kẻ đem chủ nghĩa CS về tưới đỏ ngập làng xóm, kích động người Việt "đấu tranh giai cấp", "chống thù trong giặc ngoài", quá độ lên thế giới búa kềm...
"Tháp Mười đẹp nhất bông Sen
Việt Nam đẹp nhất có tên ông Hồ"
Người ta bảo ông Hồ thích hoa huệ ( "Búp sen xanh" - Sơn Tùng ). Huệ là thứ hoa chỉ hay dùng trong đám tang, tuy có mùi thơm, nhưng hoa huệ cắm rất mau thối.
Mùi huệ mấy ngày đã thối đến nôn oẹ xin miễn lời bàn, đem huệ ra tuyên huấn cha già, e có phần phản cảm chăng ? Biết đâu định tôn vinh thơm lại thể ô nhiễm thối.
Đám bồi bút bèn đính sen gắn ""bác", vì "bác" đẻ ở làng Sen.
Nghe cũng tốt lý lắm.


Nhà thơ Thâm Tâm viết "Tống Biệt Hành", mấy câu bàn chuyện sen tàn, nghe thảm.
Hai bà chị quá lứa lỡ thì, khóc cho thân phận nhiều, chỉ còn lại mấy giòng lệ sót tiễn em lên đường.
"Ta biết người buồn chiều hôm trước,
Bây giờ mùa hạ sen nở nốt,
Một chị, hai chị cũng như sen,
Khuyên nốt em trai dòng lệ sót..."
Thư pháp gia Trần Đại Bính ( Trụ Vũ ) với " Buồn Kỷ Hà " tặng người chị ruột, vài câu thôi mà hay.
"Giọt nước ngàn năm lóng lánh buồn
Nổi chìm trên một lá sen vuông
Làm sao giải nghĩa tròn vuông được ?
Giọt nước ngàn năm lóng lánh buồn."
Mùa hạ phượng đỏ, hoa sen nở rồi lại tàn, tàn tạ mau chóng.
Thế nên viết vài câu gọi là góp gió chuyện sen cho loài "quốc hoa" lựa chọn.



1 nhận xét:

  1. Trong đạo Phật, tranh gốm hoa sen có ý nghĩa của sự giải thoát và trí tuệ. Hoa sen mọc từ bùn lầy nhưng không bị ô nhiễm, tượng trưng cho việc giải thoát khỏi sự gắn bó với thế giới vật chất và đạt được trí tuệ cao. Hoa sen cũng thường được sử dụng trong các nghi lễ và nghi thức tâm linh để tăng cường sự tĩnh tâm và trí tuệ.

    Trả lờiXóa