Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013
Quên chuyện nước non.
Có người văn chương nọ truyện xưa đăng báo, thiên hạ đọc nghe đầy ẩn dụ chuyện nước non. Lãng đãng rằng ở xứ nước lạ kinh đô thì ăm ắp bọn bầy cơ hội mua tước bán quyền, chấp nhận phận làm tay sai ngoại quốc để cầu chút vinh hoa, địa phương thì ồ ạt cường hào ác bá mặc sức ra tay vơ vét của tiền dân chúng. Trí thức văn nghệ hoặc kẻ hùa theo giặc cầu an thân, hoặc kẻ biết giữ chữ sĩ thì bóp bụng đứng bên lề nhìn vận nước điêu linh, hoặc kẻ mượn rượu nốc cuồng say cho qua ngày tháng...
Xưa kia, bạo chúa Tần Thủy Hoàng ghét cay ghét đắng bọn nho sinh "văn nghệ" vì sợ hãi hình luật phạt tội tuyên truyền chống đối mà lấy xưa nói nay bày tỏ phẩn uất, ngài Tần bèn ra luật cấm "ám chỉ" đốt sách và giết học trò. Quả nhiên biện pháp hết sức công hiệu, giúp giữ được "ổn định chánh trị" cho Tần kéo dài thêm mấy chục năm rồi mới sụp.
Than ôi ! Xưa nay "đồng dạng nghệ thuật". Văn sĩ bị trời phú cái đầu biết suy tư đòi này hỏi nọ mà quên muốn giữ cái đầu trên cổ thời phải làm gì "ưu tiên biện pháp". Nhà Tần thịnh thì hùa theo Tần đặng kiếm chác nuôi thân. Tần sụp đổ Hán trào lên biết vạn tuế Cao Tổ chí ít cũng nhà cao cửa rộng. Kẻ "lao động tự do" khi không vốn được "ơn trên" ưu ái mọi bề, lại nảy sanh sáng kiến "một góc nhìn khác" khiến "ơn trên" đem hình luật ra mà xử. Bậc "trí giả thượng thừa văn chương" thì vừa chỉ nghe nhắc đến một trang "đa chiều" đã vội trừng trợn cảnh báo " Bắt chết ! Bắt chết !". Quả nhiên, cái cơ ngơi hưởng thụ "bậc trí giả", đám đông phàm tục ngó thấy đều phải lé mắt thèm thuồng thì thầm "tu đa kiếp".
Bằng hữu BTT chế độ đang ra quân rầm rập đấu tố "Á thánh dượng" đã thất thời tiêu thế, dân chúng xứ ấy có ai dám điếc không sợ súng "góc nhìn khác" chọc giận "Vầng thái dương" kia rực rỡ...
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét