Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

Kỳ diệu bản kinh "Bát nhã Ba la mật đa".


Tàu phiên âm chữ Phạn "Prajñā" ra thành "Bát nhã", nghĩa tiếng Việt là "sự hiểu biết". Còn chữ "Pāramitā" thành ra "Ba la mật đa", theo tiếng Việt nghĩa bóng là "bờ Giác ngộ". Thành ra kinh Bát nhã ba la mật đa có thể hiểu bản kinh khai sáng trí tuệ để giác ngộ.
Truyền thuyết nói thế kỷ thứ II bên Ấn Độ có ngài Long Thọ Bồ tát lý thuyết rất hay được một rắn thần Hổ mang mời về Thủy cung diễn thuyết cho Long vương nghe. Long vương cùng gia quyến nghe rồi quá đã, bèn tặng ngài một bổn kinh Phật long gia truyền là bộ kinh Bát nhã Ba la mật đa kỳ diệu.
Triều nhà Đường, vua Lý Thế Dân phái Pháp sư Tam Tạng qua Ấn Độ thỉnh về khảo cứu. Tam Tạng cùng ba vị đệ tử Tôn Hành Giả, Bát Giới, Sa Tăng vượt núi băng rừng đem kinh về nước. Ngài Tam Tạng san dịch qua tiếng Tàu, đọc kinh ấy như sau.
"Bát nhã Ba la mật đa tâm kinh. Quán tự tại bồ tát hành thâm Bát nhã ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
Xá Lợi Tử ! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị. 
Xá Lợi Tử ! Thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố không trung, vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới; vô vô minh diệc vô vô minh tận; nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc.


Dĩ vô sở đắc cố, bồ đề tát đỏa y Bát nhã ba la mật đa cố tâm vô quái ngại; vô quái ngại cố vô hữu khủng bố; viễn ly điên đảo mộng tưởng; cứu cánh niết bàn. Tam thế chư Phật y Bát nhã ba la mật đa cố đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề.
Cố tri Bát nhã ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thiệt bất hư.
Cố thuyết Bát nhã ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết: Yết đế, Yết đế, Ba la Yết đế, Ba la tăng Yết đế, Bồ đề. Tát bà ha."
Dịch nghĩa:
Tâm kinh Giác ngộ trí huệ. Bồ tát Quán tự tại ngâm cứu bài kinh giác ngộ trí huệ, ngài thấy rõ Ngũ uẩn đều là "Không", từ đó giải thoát được hết kiếp nạn.
Nầy thầy Xá Lỵ ! Vật không khác gì không. Không không khác gì vật. Vật là không. Không là vật. Thọ, Tưởng, Hành, Thức đều tượng tợ như thế đó thôi.
Nầy thầy Xá Lỵ ! Các hình hài vật thể thảy đều là Không tướng. Không sanh đẻ không chết chóc. Không nhớp nhúa không sạch sẽ. Không tăng thêm không giảm bớt. Vì vậy trong Không sẽ không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể, ý tưởng; không có màu sắc, âm thanh, mùi, vị, xúc giác, hình hài. Không có thế giới của con mắt nhìn, cũng không thế giới ý thức.
Không có tăm tối nên cũng không có sự tăm tối kết thúc. Cũng không có sự chết già nên không thể có sự già lão rồi chết. Không có sự khổ sở, lý do khổ sở, hết khổ sở, và không cả con đường diệt khổ.


Không có trí tuệ cũng không có đắc đạo, và do không có sự sở hữu đắc đạo nên những vị Bồ tát khai ngộ lấy Phật pháp mở đường chỉ lối dìu dắt chúng sanh phải dùng kinh Giác ngộ trí tuệ này ra để làm việc. Tâm không ngại ngùng, đừng quá ngại ngùng, không dùng cách thức khủng bố, xa rời những mộng tưởng điên loạn để đến cõi cứu cánh Nát bàn.
Ba thế giới chư Phật dựa vào kinh Giác ngộ trí tuệ này mà chánh được vô thượng đẳng chánh giác (a nậu đa la tam miệu tam bồ đề). Nên chi hãy cố hiểu cho, kinh giác ngộ trí tuệ này là một đại thần chú, một đại minh chú, một vô cùng cao cấp chú, một đẳng cấp vô địch chú, có khả năng tiêu trừ đến mỗi một khổ sở. Đó là điều chân thật chớ không hư cấu.
Đọc thần chú Bát Nhã Ba La Mật Đa, tức cũng là đọc lời chú nầy: "Vượt qua. Vượt qua. Vượt qua bên kia. Hoàn toàn vượt qua. Đến bờ Giác ngộ".

1 nhận xét:

  1. Tôi không biết phải giới thiệu như thế nào. Những quyển sách mà các bạn sẽ đọc sau đây là những tác phẩm vô cùng quý cho những người thành tâm tìm đạo. Không phải bằng sự tin tưởng, cầu nguyện, mà bằng sự sáng suốt. Kinh Bát Đại Nhân Giác có câu “ Duy Tuệ Thị Nghiệp ”. Như người đi đêm chỉ cần một ánh đèn là đũ. Nếu những lời hay, sách quý đúng vào mục đích nhất là mục đích cốt tủy của người tầm đạo thì thật là như một ngọn đèn sáng. Trân trọng giới thiệu với các bạn tác phẩm “ Chân Lý-Là ” và nhiều quyển sách quý giá khác của dịch giả Vũ Toàn. Vô cùng cảm ơn công sức dịch thuật của dịch giả và sự chia sẻ vô vụ lợi của Ông. Tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” là “ Đối thoại sấm sét, trực chỉ giữa một người ở ngoài Tâm và những người còn quanh quẩn trong Tâm ”. Xin mời các bạn. Nếu các bạn muốn, xin vào trang web chuabenhdongian.com và để lại email tôi sẽ gửi sách đến các bạn

    Trả lờiXóa