Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Đá mộng Hồng lâu.


Hồng Lâu mộng cùng với Thuỷ hử, Tây du, Tam quốc hợp nên tứ đại kỳ thư cổ truyện Tàu. Đọc thì hay ho lại khá mất thì giờ quá dài dòng truyện đến nghìn nhân vật đếm hoài khôn xiếc kể. Tuy nhiên không thể không xem giấc mộng Hồng Lâu vì một nỗi cái hấp dẫn quảng cáo nhiều khiêu khích.
" Khai đàm bất thuyết Hồng Lâu Mộng
  Độc tận thi thư diệc uổng nhiên ! "

Thời cơm áo ưu tư mà sống, thì giờ vùn vụt trôi, cái lo này tiếp liền mối lo khác. Sự cảo thơm lần giở từng trang bị phân tâm nó quậy nên chi khó lắm. Nhớ hồi trước mê truyện Tàu mới chào xáo nay cái chuyện thời sự vị kiêu binh tam phủ bày trò cung tiến đá trời nhà mồ tổ chúng.


Xưa, có cục đá bên Tàu hấp thụ đạo giáo chân nhân, hóa ra làm người tàng độn vô chốn giàu sang khoái lạc, được mấy năm hồi kết thúc về lại kiếp cục đá viết hồi ký thạch đầu.
Thời Bàn canh Bàn cổ, có bà Nữ Oa (Nữ : đờn bà, Oa : cái lỗ) thích ngồi vọc đất sét, nặn hình nhân dạng mấy con khỉ chơi rồi hà hơi vô thành ra loài người sanh hoạt. Lúc đầu, bà này siêng nắn nót, sau mệt quá bèn hòa nước vô đất sét vung rảy cho khỏe. Nắn nót sanh vàng sanh bạc, sanh cung sanh khiêm, sanh hùng sanh dũng. Vung rảy đẻ vô số bọn đầu đen đít đỏ ăn mày đầy tớ phục vụ quý vị sanh.
Khi không có người Xi Vưu nổi loạn đánh nhau với Hiên Viên Huỳnh đế chẳng may đại bại, bèn đập đầu vô cột trụ chống trời tự tử, làm trời lủng lỗ dột. Nữ Oa bèn bỏ nghề nặn đất chuyển qua làm thợ đá ở đỉnh Vô Kê, núi Đại Hoang, nhận việc đẻo đá vá trời béo bở.


Bà Oa đẻo được 36501 cục đá ngũ sắc rất đẹp, đem lên vá trời hết 36500 viên, còn một viên dư lại vứt xuống vùng núi Thanh Nghạnh, cho chui sâu vô đất mà nằm.
Cục đá thừa thấy bọn đá khác được đem vá trời hết, còn riêng đá ta hẩm hiu hắc số phận bị loại bỏ, lấy làm uất ức. Một hôm, nhân có hai vị đạo giả bàn chuyện đời sung sướng, cục đá thừa nghe được động lòng phàm tục thèm muốn vị đời, liền cầu xin nhị vị ấy cho nó được sướng vài năm.
" Nghe xong, hai vị sư, đạo cả cười:
 - Khéo thật! Khéo thật! Trong cõi hồng trần đành rằng có nhiều thú vị, nhưng không phải là nơi nương náu lâu dài. Huống chi “Ngọc lành có vết, việc đời đa đoan” tám chữ này thường đi liền với nhau. Rồi trong chớp mắt, vui hết đến buồn, người thay cảnh đổi, rút cuộc chỉ là giấc mộng, muôn cõi đều trở thành không! Như thế chẳng thà đừng xuống là hơn.
Nhưng lửa trần rực cháy trong lòng, thì dù có nới thế nào cũng khó mà lọt vào tai hòn đá được. Nó cứ kêu nài mãi.
 Hai vị sư biết không thể ngăn cản nổi, liền thở dài mà rằng:
 - Đây cũng là cái số kiếp tĩnh lắm muốn động, có là từ không mà ra đó thôi! Đã vậy, ta sẽ mang ngươi đi, cho ngươi hưởng thụ, nhưng khi bất như ý thì ngươi đừng hối. 
Hòn đá nói: 
- Tất nhiên! Tất nhiên! 
Nhà sư nói:
 - Ngươi bảo ngươi có linh tính nhưng sao lại dại dột ngu ngốc thế? Thật là ngươi chẳng có quý báu, chẳng kỳ lạ ở chỗ nào cả, chỉ đáng dẫm chân lên thôi. Nhưng thôi, ta sẽ giở hết phép phật, giúp ngươi một tay. Khi nào mãn kiếp, ngươi trở lại bản chất của mình, thế là kết liễu số phận. Ngươi thấy thế nào?
 Hòn đá nghe xong, cảm ơn không ngớt. 
Nhà sư liền niệm chú viết bùa, dở hết phép thuật, làm cho hòn đá kếch sù ấy phút chốc hóa ra viên ngọc báu trong sáng long lanh, thu hình lại nhỏ bằng viên ngọc đeo dưới dây quạt, có thể cầm hoặc đeo vào người được.


 Nhà sư nâng lên trên tay, cười nói:
 - Coi hình dáng ngươi thì cũng là vật báu đây, chỉ hiềm một nỗi không có giá trị thực; bây giờ ta khắc mấy chữ, để mọi người trông thấy, biết ngay ngươi là vật lạ. Ta sẽ mang ngươi đến một nơi thịnh vượng, một họ dòng dõi, một chốn phồn hoa, giàu sang êm ấm, cho ngươi được an thân lạc nghiệp.
 Hòn đá mừng rỡ hỏi:
 - Không biết sư phụ viết vào những chữ gì? Và mang đi đâu? Dám xin sư phụ nói rõ để đệ tử khỏi áy náy. 
Nhà sư cười nói:
 - Ngươi chớ hỏi vội, sau này sẽ biết. Nói đoạn, nhà sư để hòn đá vào trong tay áo, cùng đạo sĩ phơi phới ra đi, không biết về hướng nào..."
Mấy chục đời sau, có người đi đạp vấp cục đá té ngã, bèn tức tối chửi rủa, bất ngờ đọc được mấy câu thơ khắc trên mặt đá như sau :
" Tài đâu toan những vá trời,
 Uổng công đày xuống cõi đời bấy lâu. 
Từ kiếp trước đến kiếp sau.
 Biết nhờ ai chép mấy câu truyền kỳ ?"
Tương truyền cục đá ấy thác sanh công tử Giả Bảo Ngọc, trước giàu sang phú quý gái đẹp phủ vây, sau thất cơ lỡ vận đói đi ăn mày, chết rũ xương lai hoàn cục đá. Cục đá giả ngọc quý đen điu ấy đặt đâu thời đó sanh sự núi đổ đất sập, mở ra thời tàn mạt suy thoái lụn bai thê thảm. Thiên hạ đặt tên cho cục đá là "đá mộng Hồng Lâu", rồi khắc đôi câu đối :
 " Giả bảo là Chân, chân cũng giả
 Không làm ra Có, có rồi không ! "

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét