Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

Chiến cuộc 1979 chống quân Tàu.


Rạng sáng ngày 17/1/1979, quân Tàu đồng loạt 12 vạn binh, tiền xa hậu pháo súng nổ vang trời, tràn qua biên giới hai đạo binh ồ ạt xâm chiếm lãnh thổ nước ta. Một của tướng Hứa Thế Hữu đánh xuống Cao Bằng Lạng Sơn, phối hợp với quân Dương Đắc Chí đang tràn vào Lào Cai, tạo cặp gọng kìm đông tây, tiến về Hà Nội.
Về phía VN, bấy giờ các binh đoàn chủ lực mắc kẹt đánh bọn lính áo đen Polpot bên Cao Miên; giới lãnh đạo chánh trị một phần ngây thơ tin rằng "bạn cùng ý thức hệ", nên chi việc chống cự cản quân xâm lược Tàu hầu như nhờ lực lượng địa phương quân, nghĩa quân, nhân dân tự vệ tại chỗ đảm đương vạn sự.


Quân Tàu lúc đầu lấy biển người chiến thuật, nhờ chuẩn bị kỷ cơ có bọn Việt gian thân Tàu hổ trợ vẽ bản đồ, cài mìn phát hoại, cắt dây thông tin, gây khó khăn quân Nam phòng ngự nên chúng tiến ồ ạt rất nhanh, chiếm nhiều cứ điểm, thị trấn làng mạc.
Tuy nhiên, người VN vốn truyền thống yêu nước đánh Tàu kinh nghiệm từ xưa, các sắc dân thiểu số thượng du Bắc Việt quá thông thạo địa hình, giỏi đánh du kích, thêm các cựu binh thiện chiến đưa lên tăng viện đã mau chóng kìm chân được quân giặc.
Sau hơn hai tháng chiến tranh "phạt Việt, khoe Mỹ, đe Xô, cứu Pốt", người Tàu thấy kéo dài chiến cuộc thời bất lợi lại nguy cơ, bèn quyết định rút quân về nước.
Ngày 5/3/1979, lão Đặng tuyên bố đã "dạy xong VN bài học đích đáng". "Hoàn thành sứ mệnh quốc tế cao cả", quân Tàu rút đi, cướp sạch mọi thứ từ cây kim sợi chỉ đem về nước, lấy thuốc nổ đánh sập hết mọi cơ sở hạ tầng sót lại, dùng búa liềm thảm sát vô số thường dân vô tội, ví dụ ở thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng.


Kết thúc chiến tranh biên giới, về phía hai nước "cộng sản Trung Việt anh em" như sau :
- Nước "bạn" : thương vong 6 vạn người, chết hơn 2 vạn. Rút về nhưng "bạn" chiếm giữ được hơn 60 km2 đất đai, gồm các cao điểm có vị trí chiến lược khống chế vùng biên giới. "Bạn" thấy được hạn chế yếu kém quân đội bèn hiện đại ngay thay da đổi cốt.
- Nước ta : tổn thất trên 5 vạn, trong đó hy sinh hơn một vạn liệt sĩ. Sáu tỉnh biên giới tan hoang đổ nát. Đất đai bị mất bởi quân "bạn" phá nổ nhổ vứt vô số cột mốc biên giới. Phải duy trì quân đội thường trực lớn giữ nước trong lúc Mỹ bao vây cấm vận, Nga Sô giúp miệng giúp mồm, kinh tế suy sụp, dân chúng đói nghèo kiệt quệ. Giới lãnh đạo bắt đầu cách sống mới cùng "bạn vàng" sao cho yên ổn để chớp cơ hội "quy phục" lúc Nga Sô sụp đổ rồi ra cơ sự như nay.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét