Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Wutip đổ bộ Đồng Hới.


Sau hồi "diễn biến phức tạp", tâm cơn bão Wutip không vào thành phố Vinh mà chọn thị xã Đồng Hới - Quảng Bình là nơi đổ bộ.
Nhà khí tượng nói, lúc 13 giờ ngày CN 29/3/2013, bão quay cuồng trên quần đảo Hoàng Sa với sức gió 149 km/giờ, giật mạnh tốc độ lên đến 190 km/giờ.
Đến 1 giờ sáng ngày thứ Hai 30/9/2013, bão cách Đồng Hới 200 km, sức gió lên tới 166 km/giờ, sức giật trên 210 km/giờ, nâng cấp nó lên siêu bão khủng khiếp.
Cơn bão di chuyển khá nhanh với tốc độ 15-20 km/giờ, tâm hướng đất liền ở vĩ tuyến 17,6 độ Bắc vào 16 giờ chiều ngày 30/9/2013. Bão càn quét khu vực Đồng Hới - Kỳ Anh với sức gió còn 120 km/giờ rồi sẽ đi sâu vào đất liền qua Lào tới Thái tan biến.



Vậy là chỉ sau ba ngày dự báo đường đi tâm bão Wutip, kẻ nói Vinh người nói Huế, giờ phút chót mới biết nó nhắm ngay khúc giữa đổ bộ. Thành ra sự lấy trung bình cộng ấy đã khỏi mất lòng ai già non dự báo.
Bão nhiệt đới thực chất là một khối khí ẩm đậm đặc hơi nước, xoáy chiều ngược kim đồng hồ, từ biển ồ ạt tiến vào đất liền "vừa đàm vừa đánh".
Khí nóng trên biển cuối hạ đầu thu cực đại, hơi nước mù mịt bốc lên, tạo ra những dòng khí ẩm đối lưu xoắn xít, quay cuồng thành một vùng áp thấp mạnh lên hóa bão. Mặt trời gay gắt chính là nguồn cung cấp năng lượng sanh cái "lõi nóng" kéo mây tới mấy vùng đất liền lệch chênh khí áp. Biển nóng 27oC trở lên mới có thể bốc hơi tạo bão. Gặp lạnh bão đời tàn, vô đất liền bão lịm chết bởi không còn hơi nước bốc lên tiếp tế.
Một cơn bão vào đất liền, vùng Bắc gió bao giờ cũng mạnh hơn vùng Nam. Ví dụ, bão vào với sức gió 130 km/giờ, tốc độ di chuyển 25 km/giờ thì vùng gần tâm bão phía Bắc có gió giật mạnh đến 155 km/giờ trong khi phía Nam, sức gió xoáy chỉ độ 105 km/giờ mà thôi.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét