Thiền sư Minh Hoằng - Tử Dung người Tàu, thuộc thiền phái Lâm Tế lưu lạc vào VN.
Cuối thế kỷ XVII ( khoảng năm 1690) đời chúa Nghĩa (Nguyễn Phúc Trăn), ngài lập ở đồi Hoàng Long xứ Thuận Hoá một cái thảo am tu tập, đặt tên Ấn Tôn, ý truyền tâm tông chỉ.
Năm 1703, chúa Nguyễn Phúc Chu sắc phong chùa ấy là Sắc tứ Ấn Tôn Tự.
Đến năm 1841, vua Thiệu Trị có sắc chỉ đổi tên Ấn Tôn thành “Từ Đàm Tự” tức đám Mây lành, tượng trưng cho đức Phật, cho ngôi chùa VN.
Năm 1699, ngài Liễu Quán đến cầu học tham thiền với thiền sư Minh Hoằng - Tử Dung. Ngài trình kệ "Dục Phật" (tắm Phật), được Tổ ấn khả, truyền tâm ấn trong kỳ an cư kiết hạ năm Nhâm Thìn (1712).
Vào năm 1932, An nam Phật học hội ra đời tại Huế thì đến năm 1936, hội được cho lấy Chùa Từ Đàm làm trụ sở, rồi xây cái Hội quán kiêm Nhà Giảng kinh hai tầng bên cạnh.
Trong dịp thăm chùa Từ Đàm, năm 1939, trưởng lão Narada, người Tích Lan, lấy giống cây Bồ đề (có nguồn từ cây mà Đức Phật đã toạ thiền dưới gốc), cùng bà Karpelès trong phái đoàn Phật giáo Campuchia sang tặng Hội Phật học Trung phần, trồng tại đây :
Năm 1965, cổng chùa được xây dựng, một kiến trúc thanh nhã, đẹp mắt.
Trước 1975, Chánh phủ VNCH coi Từ Đàm là một căn cứ địa lợi hại của những "ma tăng" chứa chấp VC nằm vùng ẩn náu để đi gây tội ác.
Ảnh ngài cố hòa thượng Thích Thiện Siêu :
Qua bao thăng trầm, khoản 2006-2007, dưới tay trụ trì Thích Hải Ấn thuộc Giáo hội Phật giáo thân thích chánh quyền CS, chùa bị đập phá để xây lại.
Lấy lý do chùa dột, phải trùng tu kẻo sập.
Kiến trúc độc đáo Từ Đàm tự xưa, đã thay bằng một ngôi chùa Tàu xa lạ, dị hợm khó coi.
Phải chăng đây là một kiếp nạn rầu của ngôi cổ tự VN ở thời mạt pháp ?
Nhân ngày rằm Phật đản 2.555, nghe bài hát xưa, bỗng nhớ về quá khứ thăm thẳm ngày nào...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét