Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012
Tan chảy đờn bà.
Bên xứ Phi châu có giống khỉ hú đặc sắc. Cứ tầm rạng đông mặt trời mọc thời bọn đực khỉ hú lên inh ỏi. Tiếng hú chúng vang xa đến cả 2 km cũng nghe thấy.
Mục đích khỉ hú dùng tiếng hú hét dụ dỗ bạn tình khỉ cái. Tiếng hú sẽ làm bọn khỉ cái "xao xuyến", "tan chảy", tìm đến bạn tình lũ khỉ hú để điều kiện sanh sản giống nòi nhà khỉ.
Khác khỉ Phi châu hú, giống đực người thích dùng tiếng hát, tiếng đàn để làm "tan chảy" bọn đàn bà, để lôi kéo giống cái bu tới vây quanh, kiếm cách đào hoa chi số, rơi vãi thêm đông đúc gien dòng ca nhạc.
Đàn ông yêu bằng mắt, thích nhìn bọn gái đẹp trẻ trung dễ thương xinh xắn.
Đàn bà yêu bằng tai, thích nghe lũ đàn ông tán tỉnh nịnh bợ, hát hay đàn giỏi.
Sự di truyền bản năng súc vật khi thêm "tinh hoa văn hóa" sẽ dần dà đưa đẩy nhân chủng, nhân dạng, nhân sinh đẹp đẽ lên. Các tế bào cộng sinh cấu thành "cục thịt thối" tìm đủ cách bảo tồn, sanh sôi nẩy nở chuổi cong gien xoắn xít.
Đàn ông khổ vì đàn bà đẹp, sản sinh ra bọn gái chân dài tinh vi trắng trợn moi tiền, sống bám đại gia. Đàn bà lụy lời ca giọng hát ấm cúng "tỉ tê" gien to dài thược, sanh ra cái gọi là chảy tan tan chảy.
Tài năng VN vừa rồi xuất hiện nam ca giọng hát tiếng Tây, "tỉ tê" bắt chước y chang bản chánh Youtube, làm tan chảy lắm bọn đàn bà.
Coi mấy bản gốc bọn Tây nó hát, xem tài nghệ "tài năng" An Nam ta nó ca bắt chước, bèn nhớ chuyện tài con lừa ở Cổ Học Tinh Hoa, ngẫm nghĩ nực cười.
"... Đất Kiểm xưa nay vốn không có lừa. Có người hiếu sự, tải một ít lừa đến đấy nuôi.
Lừa thả ở dưới chân núi. Buổi đầu, hổ trong núi ra, trông thấy lừa, cao lớn, lực lưỡng tưởng là loài "Thần vật" mới giáng sinh.
Thấy lừa kêu to, hổ sợ quá, cong đuôi chạy. Dần dần về sau hổ nghe quen tiếng, thấy lúc nào lừa kêu cũng thế lấy làm khinh thường.
Một hôm, hổ thử vờn, nhảy xông vào đầu lừa. Lừa giận quá, giơ chân đá, đá đi đá lại quanh quẩn chỉ có một ngón đá mà thôi.
Hổ thấy vậy, mừng bụng bảo dạ rằng: “Tài nghệ con lừa ra chỉ có thế mà thôi!” Rồi hổ gầm thét chồm lên, vồ lừa, cấu lừa, cắn lừa, ăn thịt lừa đoạn rồi đi."
- Lời bàn của cụ Ôn Như :
Bài này có ý nói ở đời có lắm người lắm sự lúc mới biết cho là lạ thì còn ưa, còn sợ, đến lúc đã biết rõ rồi thì lại khinh thường, chẳng coi vào đâu nữa.
" Nhác trông ngỡ tượng tô vàng.
Nhìn ra mới biết là chẫu chàng ngày mưa."
Nhưng bài này lại có ý chê người khờ dại không biết giữ thân cho kín đáo, để đến nổi người ta dòm được tâm thuật của mình mà làm hại mình, như con lừa bị con hổ hại vậy. Những nhà làm văn bây giờ vẫn thường hay dùng hai chữ “kiềm lô” (lừa đất Kiểm) để chỉ những người tài nghề kém cỏi, không có gì lạ."
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét