Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012
Đường hẹp lối mòn.
Dân số đông đúc, nhu cầu ăn ngủ, sinh dục, phụ sản tăng cao; đường sá xe cộ hối hả xuôi ngược ngày lại thêm nhiều. Văn minh cơ sự xã hội tấp nập tự nhiên luôn cần rộng đường thăng tiến. Người đông xe nhiều lên mỗi ngày, đường đi lối lại chật chội y nguyên hoặc nới ra tí chút, tất nhiên ùn tắc, kẹt xe, tai nạn sẽ thường bề bộn.
Đường thiên hạ đi nhiều không mở, lên núi mở đường rộng đại lộ chẳng ai đi. "Tầm nhìn xa" hay là mở đường lâm tặc phá rừng, xe gỗ lậu lưu thông, cho cô hồn đi dạo ?
Xe nhiều, mở rộng đường ra để nhiều làn đi lại thoáng, không lo ùn tắc, vốn sự đương nhiên. Hạn chế số lượng xe, lại không nới rộng đường, cách quá ngu si phản động.
Chánh trị đường lối cũng tương tợ giao thông đường lộ.
Đường lối mở rộng, tự do thênh thang mới đáp ứng nhu cầu xã hội đang ngày nẩy nở, đông đúc thiên hạ văn minh. Đường lối đa hướng rộng rãi mới hợp lòng dân, hợp đời, hợp thời, hợp lệ. Rủi thay chánh trị cổ lổ, mấy lão già lẩm cẩm tự sướng, được thế cầm quyền thời cố sức bịt đường dư luận, cấm xe cấm cộ bế bít, thích lủi lối mòn, thích xe đạp thồ như hồi "kháng chiến". Tuổi già bảo thủ, ưa nhàn, sợ hãi thay đổi, lo âu mở đường lớn "đa chiều" là "tự sát".
Suy cho cùng, cuộc sống luôn lấy sanh sôi nảy nở, đa chiều đa hướng làm động lực đi tới. Hủ lậu bảo thủ đường lối, cứ sợ đường rộng xe nhiều, " không ưa các giá trị tự do", thời làm sao đất nước tiến bộ ?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét