Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Nhà văn Thạch Lam và "Nhà mẹ Lê".


Nhà văn Thạch Lam (1910-1942) tên thật là Nguyễn Tường Lân, em ruột văn hào Nhất Linh và nhà văn Hoàng Đạo, một trong các tài năng khai sanh ra Tự Lực Văn Đoàn.
Ông người gốc quê Quảng Nam, sanh ra ở làng Cẩm Giàng, Hải Dương xứ Bắc. Mẹ ông vốn gốc xứ Huế, gia đình ra Bắc làm quan tự nhiều đời.
Đỗ tú tài phần thứ nhất, Thạch Lam thôi học theo Nhất Linh làm báo Phong Hóa, rồi làm chủ bút báo Ngày Nay với một văn phong trữ tình nhẹ nhàng đậm chất riêng.
Năm 25 tuổi, Thạch Lam lấy vợ, được chị ruột là bà Nguyễn Thị Thế (mẹ văn sĩ tâm lý chiến Thế Uyên, chủ biên t/c "Thái độ" của thời miền Nam tự do) nhường lại cái nhà tranh vách đất tại đầu làng Yên Phụ, ven Hồ Tây, Hà Nội.


Thạch Lam bị bệnh ho lao mạn tính, một trong tứ chứng nan y "phong, lao, cổ, lỵ", xưa kia vô phương cứu chữa. Ông mất khi mới 32 tuổi, để lại ba người con, hai trai một gái.
Con gái Thạch Lam chính là bà Nguyễn Tường Thị Nhung, vợ cố Trung tướng Ngô Quang Trưởng, tư lệnh quân đoàn I, quân khu I, Trị Thiên - Huế, người thay tướng Hoàng Xuân Lãm, tái chiếm thành cổ Quảng Trị năm 1972.
Tác phẩm của nhà văn Thạch Lam :
- Gió đầu mùa (tập truyện ngắn, Nxb Đời nay, 1937)
- Nắng trong vườn (tập truyện ngắn, Nxb Đời nay, 1938)
- Ngày mới (truyện dài, Nxb Đời nay, 1939)
- Theo giòng (bình luận văn học, Nxb Đời nay, 1941)
- Sợi tóc (tập truyện ngắn, Nxb Đời nay, 1942)
- Hà Nội băm sáu phố phường (bút ký, Nxb Đời nay, 1943)
- Quyển sách, Hạt ngọc. (truyện thiếu nhi, Nxb Đời Nay, 1940)
Truyện ngắn "Nhà mẹ Lê", một truyện hay trích trong tập Gió đầu mùa để người đọc thấy da diết buồn cho số kiếp một bà mẹ quê VN phải chịu tận đáy đói khổ hồi tiền chiến.


1 nhận xét: