Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2012

Giáo xứ.


Giáo xứ là xóm đạo. Đạo thời có nhiều đạo : đạo Phật, đạo Hồi, Cao đài, Hòa hảo. Ở đây, xóm đạo là nói xóm đạo Thiên chúa.
Hồi trước, nước Nam có đạo Nho, Lão, đạo Phật, đạo thờ phồn thực, đạo cúng Tổ tiên. Về sau, mấy vị tu sĩ Tây phương qua truyền giáo, mới nảy sinh ra thêm đạo Thiên chúa.
Cố đạo A Lịch Sơn Đắc Lộ công lao rất lớn, cấu tạo chữ Quốc ngữ, dùng mẫu tự Latine ghi âm tiếng Việt, giúp dân ta thoát khỏi sự viết lách rắc rối kiểu Tàu.
Người An nam đi theo Chúa Jesus. Chế độ vua chúa không thích đạo ấy, bèn ra sức cấm đoán gay gắt, định danh Thiên chúa giáo là thế lực thù địch cần phải trấn áp.
Giáo đồ Thiên chúa giáo thờ cây Thánh giá (cộng sản gọi cây Thập ác) theo cái phương châm "Bác ái", vinh danh đức Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm, điều kiện vào đạo dị giản, vừa ý lớp bình dân, thành ra số theo đạo cũng đông đúc. VN là nước có tín đồ Thiên chúa giáo đứng thứ nhì Đông Nam Á, sau Philippin.


Dân chúng xứ đạo tình đoàn kết sức mạnh, sống đức tin, ngày chủ nhật đi lễ nhà thờ, không ưa mấy kẻ vô đạo báng bổ. Cộng sản vốn vô thần, nay dẫu biến tướng thành ra một thứ tôn giáo quái dị thờ bác đảng, nhưng với nhiều người công giáo, nó như nước lửa, khó đội chung trời.
Hiện tại ở ba miền có ba xóm đạo nổi tiếng. Bắc là hai xứ đạo Bùi Chu (Nam Định), Phát Diệm (Ninh Bình).Trung là giáo xứ Phủ Cam (Huế). Nam thời Tha La xóm đạo (Tây Ninh).
Riêng xóm đạo Tha La, vốn đất đai của người Khmer, rồi một số giáo dân tự thời Minh Mạng trốn đến khai khẩn tụ làng, quần cư sinh sống mà lập họ đạo. Tha La tiếng Khmer là " Schla", ý nghĩa cái trại chốn hoang vu rậm rạp. "Schla" lâu ngày Việt hóa thành "Tha La."
Tha La xóm đạo nhiều người biết tới là do Vũ Anh Khanh, năm 1945, sáng tác bài thơ "Tha La xóm đạo" được nhạc sĩ Dzũng Chinh, Sơn Thảo phổ hai bản "Tha la xóm đạo" và "Hận Tha La" nghe hay.






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét