Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Voi, ngựa đua nhau.


Xưa con ngựa thấy con voi chậm chạp có ý khinh nhờn.
Ngựa đòi thi tài với voi xem ai chạy giỏi. Lúc thi chạy đường thẳng, thì voi chạy không kém gì ngựa mấy, nhưng lúc thi chạy đường nhanh, thì ngựa chạy nhanh hơn voi nhiều.
Voi thua. Ngựa lên mặt.
Hôm sau, voi thách ngựa thi chạy đường quanh, nhưng phải sang tận hòn núi xa xa đằng trước mặt. Ngựa cho không vào đâu, chắc ăn đứt voi cả mười phần.
Nhưng chạy được một chốc, thấy có con sông, giòng nước chắn ngang, ngựa phải đứng dừng lại chưa biết nghĩ thế nào thì đã thấy voi chạy tới nơi. Voi lội xuống sông mà sang được núi bên kia.
Ngựa đành phải chịu thua, và từ đó không dám khinh voi nữa.
Bởi vậy mà người ta mới có câu hát rằng:
" Ngựa lau chau ngựa đến bến giang.
Voi đủng đỉnh voi sang qua đò."
Lâu ngày câu hát hóa ra thành ngữ ý nói kẻ mau người chậm gì cũng sẽ tới bến sông.
"Vội vã đến bến giang. Lang thang cũng sang bến đò"
(Truyện cổ nước Nam)




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét