Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Ai Cập hiện đại.


Thế giới biết đến Ai Cập là nhờ cái nền văn minh tối cổ cùng quý vị Pharaon kim tự tháp cách đã năm, sáu ngàn năm vẫn còn nguyên dấu vết.
Xứ cư dân ruộng nước hình thành nhà nước sớm thời dễ có tập quán phục tòng nhà nước độc tài dài hạn. Dân chủ đối với đa số người sẽ làm họ dị ứng, vì họ đã quen thuộc bị trị chớ họ không quen làm chủ. Ai cổ súy cho tư tưởng tự do sẽ bị đám đông xum vào đánh bầm dập vì tội dám "thù địch phản động".
Tuy nhiên, Ai Cập thì khác. Chuyên chế cổ đại vạn năm không làm dân chúng vì thế tê liệt đi ý thức tranh đấu cho tự do hôm nay.


Biến động xã hội Ai Cập luôn được những độc tài lấy đó cớ phỉ báng dân chủ rồi tuyên truyền dọa dân chúng đừng có dại bắt chước.
Rõ ràng, từ sự quẩy đạp tư tưởng đến hành động đi đòi tự do của dân Ai Cập là không phải dễ. Nhưng công cuộc đấu tranh vì giá trị tiến bộ, vì lý tưởng chánh nghĩa rồi họ sẽ thắng vẫn là đương nhiên định luật.
Cậu bé 12 tuổi Ali Ahmed cho biết thêm về lòng dân Ai Cập.
"Hôm nay tôi ở đây để góp phần ngăn chặn Ai Cập trở thành tài sản của một người và để phản đối việc một đảng duy nhất cướp đoạt hiến pháp. Chúng ta không loại bỏ chế độ quân phiệt để rồi thay thế bằng chế độ thần quyền phát xít.
Những mục tiêu xã hội của cách mạng vẫn chưa đạt được như quyền lực kinh tế, tự do, và công bằng xã hội. Công ăn việc làm vẫn chưa có. Cảnh sát vẫn còn bắt giam người bừa bãi. Về công bằng xã hội, tại sao một người đọc tin tức trên truyền hình nhận mức lương đến 30 triệu đồng Ai Cập, còn nhiều người lại moi rác để tìm đồ ăn thừa?
Về mặt chính trị, hiến pháp đại diện cho chúng ta ở đâu? Chẳng hạn, phụ nữ chiếm nửa dân số trong xã hội. Tại sao chỉ có bảy người trong Quốc hội Lập hiến, mà trong số ấy lại có đến sáu người Hồi Giáo cực đoan?
Cái gì xây dựng trên giả dối chính nó là giả dối. Cho dù hiến pháp hay nhưng quốc hội thảo ra hiến pháp lại dở, thì cuối cùng chúng ta gánh chịu cái dở ấy. Đừng mang đến tôi 80 điều tốt và 20 điều xấu trong hiến pháp mà sẽ phá nát đất nước này, và rồi bảo tôi đây là hiến pháp.
Tất cả điều này (quá trình chính trị) không có giá trị, vì trước tiên quốc hội này không có giá trị, không có giá trị về lòng dân và không có giá trị về hiến pháp."
(Chuyển ngữ của ông Trần Quốc Việt trên trang Dân Làm Báo.)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét