Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011

Từ Bóng bàn đến Bóng rổ !


Chiến tranh VN, cuộc chiến thử sức hai khối Độc tài - Dân chủ, bảo vệ quyền lợi, lý tưởng mỗi bên. Nói trắng ra, là cuộc chiến tranh Mỹ chống Nga, Tàu vì sợ lan tràn đại họa.
Đất nước là chiến trường, người VN thù hận, bất đội trời chung với nhau, kích thích vì những lý tưởng trời đất phù phiếm, bánh vẻ. Tàu giúp Bắc, Mỹ giúp Nam, cấp toàn bộ vũ khí chất nổ, súng đạn bom mìn. Cho hai miền lao vào cắn xé, chém giết kịch liệt.
Tàu có lợi thế biên giới liền bộ. Cán binh CS phần lớn là nông dân cực khổ, đói rách, dại dột nên dễ huấn luyện một đội quân cuồng tín. Họ sẵn sàng chém giết không gớm tay, chôn sống bất cứ ai, kể cả cha mẹ, nếu bác đảng chỉ dạy rằng đó kẻ thù.
Mỹ bất lợi hơn, cách trở biển trời tốn kém, lính miền Nam sống tự do, thích sướng sợ chết, nhát gan chiến trận. Mỹ phải đưa quân Mỹ đến, nhưng quân chết của hao, trường kỳ thua trận.
Tháng 4/1971, đội bóng bàn TC nhận lệnh "không bắt tay, kéo tay vận động viên đội Mỹ; không chủ động nói chuyện với người Mỹ; không trao đổi quốc kỳ với đội Mỹ" khi sang Nhật bản thi đấu. Bất ngờ, một vận động viên Mỹ là Glenn Cowan lên nhầm xe và được một vận động viên TC là Trang Tác Đống tiếp đón thân mật. Glenn Cowan bày tỏ muốn qua Bắc Kinh thi đấu, trưởng đoàn China vội vã báo cáo về nước ngay.


Quá hiểu Mỹ đang nhai miếng "gân gà VN". Xét thấy cơ hội "chơi với Mỹ, chống Nga sô, nuốt VN" đã tới, Mao Trạch Đông bèn cho nhân danh Bóng bàn TQ, mời đoàn Bóng bàn Mỹ qua thi đấu "hữu nghị", mở đường quan hệ "đặc biệt".
Trong tiệc chiêu đãi đoàn khách Bóng bàn Mỹ ở thăm tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, ngày 14 tháng 4, 1971, Thủ tướng Chu Ân Lai nói:
- "Quý vị đã mở ra một chương mới trong quan hệ giữa nhân dân Mỹ và Trung Quốc. Tôi tin tưởng rằng bước khởi đầu mối quan hệ hữu nghị này chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ của đa số nhân dân hai nước chúng ta.
Thái độ của Mỹ, dĩ nhiên hoan hỉ đáp ứng. Tổng thống R. Nixon từng tuyên bố :
- " Có những mạo hiểm, vâng, nhưng những mạo hiểm của chờ đợi còn lớn hơn nhiều. Nếu Nam Việt Nam mất, Đông Nam Á mất và Thái Bình Dương trở thành Biển Đỏ của Trung Cộng sản thì chúng ta có thể đương đầu với một cuộc Thế chiến, ở đó những điều rắc rối chống lại chúng ta sẽ lớn hơn nhiều…"
- " Hãy để cho tất cả các nước biết rằng…các đường liên lạc của chúng ta sẽ rộng mở. Chúng ta tìm kiếm một Thế giới rộng mở, rộng mở cho cho các suy nghĩ, rộng mở cho sự trao đổi hàng hóa và con người, một Thế giới trong đó không có dân tộc nào, lớn hoặc nhỏ, sẽ phải sống trong sự cô lập giận dữ..."
Đáp ứng mong muốn"hữu nghị" của Tàu, Nixon đã thực hiện nhượng bộ to lớn, ra lệnh chấm dứt cấm vận thương mại với Bắc Kinh đã kéo dài 20 năm và tuyên bố rằng ông sẽ đi Trung Quốc.
Ngày 27/4/1971, đại sứ Pakistan chuyển cho Henry Kissinger một thông điệp của Chu Ân Lai, sẽ chấp thuận và chờ đón người Mỹ tại Bắc Kinh. Ngoại trưởng Mỹ lập tức bí mật sang tiền trạm, hội đàm cùng Chu và điện về cho Nixon chỉ một từ duy nhất "Eureka" !
Ngày 21/2/1972, Tổng thống R. Nixon đến Bắc Kinh, bắt tay Trung Cộng. Chu Ân Lai nói :
- "Bàn tay của ngài đã vượt qua đại dương lớn nhất thế giới : 25 năm vắng bóng đối thoại."



Khi bàn tay hai chủ nhân điều khiển cuộc chiến bắt chặt, tất gây lo ngại đến hai anh em nhà nọ đang quyết đấu. Hai đại ca dùng đũa cùng mời nhau gắp miếng ăn ngon cho nhau, tất bọn đàn em cũng xót ruột. Thân phận nhược tiểu đành phó mặc theo thời. Miền Bắc thì vẫn có đó Nga sô, vẫn ở sát nách bạn Tàu, vẫn có thêm nhiều súng đạn, gài mìn pháo kích...
Tháng 1/1973, hiệp định Paris, quân Mỹ rút. Lính VNCH buộc tác chiến con nhà nghèo.
Hết được chu cấp miễn phí, Tổng thống Thiệu túng đường, có lần đặc phái Tổng trưởng Ngoại giao Vương Văn Bắc qua Ả Rập Xê út vay đôla mua vũ khí chống CS, nhưng bất thành.
Khoảng 10 giờ sáng 19/1/1974, các chiến hạm Tàu nổ súng đánh chiếm quần đảo Hoàng sa VN. Hạm đội 7 hải quân Hoa Kỳ đóng gần đó đã không có sự trợ giúp nào, ngay cả khi nghe cầu cứu. Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại kể lại :
"Chúng tôi phải quyết định rút lui khi cố vấn Hoa Kỳ cho biết 17 chiến hạm của Trung Cộng đang trên đường tới khu vực và khả năng là sẽ có phi cơ phản lực tới từ đảo Hải Nam." Ông Thoại tin chắc rằng Tàu đã nổ súng giao tranh vì biết rằng Hoa Kỳ sẽ không tham dự trong trận chiến này. Quần đảo Hoàng sa lọt về tay China.
Năm 1975, chế độ tự do dân chủ ở miền Nam sụp đổ. Độc tài CS nhuộm đỏ đất nước, hơn 3 triệu người VN bỏ xứ sống lưu vong.
*
Ngày 19/8/2011, kỷ niệm 56 năm cuộc "Cách mạng long trời lở đất", đánh dấu ngày Cộng sản cướp được chính quyền VN. Tại Bắc Kinh, rất trùng hợp, đang có cuộc Hội đàm cấp cao giữa phó Tổng thống Mỹ J. Biden và TBT Hồ Cẩm Đào bàn về những "lợi ích cốt lõi" hai nước.


Mỹ ăn chơi quá độ, đang nợ như chúa chỗm. Mỹ nợ Tàu đến cả 1.200 tỷ đôla, kinh tế ảm đạm, đầu đau óc nhức, khủng hoảng lan tràn.
Tàu đã có Tàu sân bay, đã có dàn khoan khủng, đã có đầy đủ dư dả mọi loại vũ khí hạng nặng, vũ khí hạt nhân, tên lửa lục địa, tàu ngầm, các nhà máy sản xuất hàng loạt súng đạn bán ra thế giới.
Tàu đang một mực đòi lấy quần đảo Trường sa của VN, đe dọa, khiêu khích, khuyên răn, dụ dỗ.
Các vị cấp cao Mỹ - China đang hội đàm đủ chuyện. Một trận bóng rổ giao đấu, được tổ chức cho rôm rả chào mừng bất ngờ sinh sự cố. Hai đội Mỹ - China lao vào đấm đạp nhau. Phó Tổngthống Mỹ J. Biden thời đi ăn cơm bụi...
Bỗng ngẫm nghĩ về số phận một quần đảo. Không biết sẽ sao đây.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét