Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

Cá trê nằm vùng.


Cá trê, nòi cá da trơn đặc dị có thể tàng độn thổ sống nằm vùng thoải mái.
Vùng đồng bằng hạ du sông nước, ở mấy cồn độn mồ mộ trên trổi giữa đồng, đôi khi người đi dời mả bắt được trong áo quan cả ổ mấy chục cá trê cỡ bắp tay người.
Bọn cá trê mả dời da vàng khè bệnh hoạn như da người chết, thân cá béo mập nhờ rúc rỉa thỏa thuê thịt mỡ xác chết - cơ hội sống chất lượng cao trong cái cổ quan ứ nước...
Tuy nhiên, bắt được cá trê mả, ham đến mấy cũng ít phu mộ nào dám nó vì sợ thịt người dư lượng trong thịt cá. Thành thử cá trê mả thường được đem đi phóng sanh, được ngụp lặn tự do đáy sông đổi màu thuần túy.
Nhà sanh vật học nói vì sao cá trê chui được vô mả như sau:
Đất thịt đào chôn mả mới xốp xỉa, bầy chuột rắn vì thế dễ dàng chun chỉa địa đạo đến "trộm ngân hàng xác". Bấy giờ, nếu gặp khi trời ngập lụt, cá trê có thể theo đường ấy mà chui tọt vô hòm, mắc kẹt cả bầy rồi thích nghi sanh sống.


Cá trê nằm vùng độn thổ mả không cần nước tự vì nó có thể hớp lấy ô xy trong không khí bằng bong bóng bụng. Hít vô thở ra, thở ra hít vô. Chầm chậm sống qua mấy tháng trời chờ đợi, không hề lo ngạt thở.
Khi mùa mưa tới, nước lũ dâng ngập ngã, cá trê lại được thỏa thích quậy quạ dưới chốn địa đàng huyệt mộ. Hai mùa mưa nắng cứ thế, cá trê quen dần sống đất, không muốn bỏ đi đâu xa nữa.
Mới đây, một nam thanh niên đào đất bên bụi chuối ven bờ ruộng trũng, thò tay xuống mò được cả bầy cá trê nằm vùng, trông rất ngoạn mục.
Sự cá trê bụi chuối này tương tợ như cá trê mả, cũng một nòi cá da trơn nằm vùng cả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét