Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014
Quốc hội "hoạt động bí mật".
Dân chúng bầu đại diện vô "quốc hội" để có người thay mặt soạn mấy luật lệ ích quốc lợi dân, để chọn nhơn tài điều hành xã hội, để giám sát kiểm tra công bộc nâng tài dẹp kém. Mọi hoạt động vì dân của người dân biểu phải sáng trưng như ban ngày cho dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
Quốc hội nước Nam có cái đặc sắc là quốc hội của "độc đảng". Tự vì khi bầu cử, đảng cắc cử ai thì người dân sung sướng "được đi bầu" chọn lấy người ấy, chừng 500 đại biểu quốc hội thời 458 là đảng viên, 42 vị còn lại là "đối tượng đảng" - những kẻ thuần túy bợ đỡ, nịnh nọt, tung hô đảng ngỏ hầu cho dễ kiếm chác.
Vì vậy, thiên hạ gọi các vị đại biểu quốc hội là "đảng biểu" chớ không phải "dân biểu".
Trước khi cướp được chánh quyền công khai lộ mặt thì đảng triền miên bí mật âm thầm hoạt động. Lén lén lút lút, che mặt che mày, chui địa đạo bụi tre, sống hang hốc hầm lổ cống, khéo léo ẩn nấp... Thành ra cái bản năng "sợ ánh sáng" dù muốn dù không cũng đà ăn sâu vô căn vô cốt...
Nhơn việc quý vị đảng biểu họp kín "tín nhiệm cao, tín nhiệm vừa, tín nhiệm thấp", nhiều người do không hiểu "bản chất đảng" mới ngạc nhiên cái chuyện kín kẻ quốc hội khi cánh tay này của đảng tổ chức bỏ phiếu đánh giá "công bộc của dân" - dù "công bộc" không bao giờ phải sợ cái chuyện "bất tín nhiệm" nếu họ có phá nát bấy đất nước.
Than ôi ! Thừa Thiên tỉnh 15 vị thường vụ đảng ủy bỏ phiếu 100% nhứt trí vị đại bịp Hồ Xuân Mãn xứng danh anh hùng, nhân dân Huế tung hô rực rỡ. Có kỳ họp quốc hội, một đại biểu chỉ mới run rẩy bóng gió "phản đối bốc xít" thời hết thảy bầy nghị đều sợ liên lụy mà xa lánh, ông này một mình một góc "cảm thấy cô đơn quá", ăn năn sao khi không ngu đụng chạm "chủ trương lớn" cho chúng nó cô lập.
Than ôi ! Chừng nào Quốc hội bình thường sự đa nguyên đảng phái, mỗi đảng đại diện cho mỗi tiếng nói tầng lớp khác nhau, thì nghị mới thực là đại biểu của dân. Khi được phe mình tựa ở sau lưng mới dám mở miệng nói ngay khỏi lo cô độc, họa may cái xứ này mới mong cất đầu đặng đó...
- Xem thêm: Quốc hội cần minh bạch việc lấy phiếu tín nhiệm.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét