Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

Tu hú gọi hồn cô.


Ngày 28/11/2011, có gần 12.000 đại biểu của 194 nước lục tục kéo đến Durban, Nam Phi dự hội nghị về biến đổi khí hậu LHQ lần thứ 17.
" Cùng nhau hợp tác - Cứu tương lai ", ấy là chủ đề chính vì thế giới này đang nguy cơ đói to. Tổ chức Oxfam cảnh báo : thời tiết khắc nghiệt bởi hiện tượng nóng lên toàn cầu sẽ thúc đẩy giá thực phẩm tăng cao, đe dọa an ninh lương thực đặc biệt ở các nước nghèo.
Khí thải công nghiệp, xe cộ đi lại, nạn đốt phá rừng đã làm tăng cao hiệu ứng khí nhà kính, biến đổi thời tiết, không thuận lợi trồng trọt chăn nuôi, sinh nạn đói khát, sẽ giết chết hết loài người.
Hạn hán Phi Châu kéo dài, cây trồng héo cháy hết, người dân chết đói, chết khát, chết khô. Các nước Hy Lạp, Ý, Tây Ban Nha... thâm công đổ nợ, dân thất nghiệp không có tiền mua thức ăn, vốn đã quá đắt đỏ, nên sẽ vì nợ nần, chết đói dần dà hết cả.
Trung Hoa quá dân đông, người làm thời ít, người ăn thời nhiều, một bó rau muống giá 200.000 đồng phải nhập từ An nam, thực phẩm hiếm hoi quá phải chế tạo gạo nhựa, thịt cao su, sữa bột xi măng. Người Tàu nguy cơ chết đói, chết ăn ngộ độc.


Nước Nam, khả năng nguy cơ dân chúng chết đói vô cùng lớn. Băng tuyết ở Bắc cực, Nam cực tan mãnh liệt, nước biển mặn chát dâng cao ngập hết cả vùng đồng bằng Nam bộ, Bắc bộ. Hai vựa lúa chính cung cấp gạo thời cây lúa bị nhiễm mặn chết hết. Đất nông nghiệp ít ỏi thì đã đem xây sân golf, làm nhà cửa để đô thị hóa. Đất trung du do rừng bị phá triệt để, khô cằn xơ xác, nắng hạn mưa trôi, cây lương thực ngô khoai sắn tàn tạ chết. Đến rau cỏ dại người đói cũng không có mà ăn, nói chi đến bọn trâu bò nhai lại.
Dân chúng tranh nhau nhất sĩ bỏ nông. Hết thảy con em mọi người bỏ vườn bỏ ruộng, kéo nhau đi học đại học, cao học, cố quyết kiếm bằng tiến sĩ, giáo sư. Ai nấy sợ hãi chuyện đi làm ruộng, phải sống đời nông phu cực khổ. Cả đất nước, dân chúng đều tốt nghiệp đại học làm thầy cả. Có đều hàng chục triệu thầy ấy, ăn thời ăn thật, làm thời làm ảo.
Học cao thời ai quy chỉ số cũng cao. Đã cao lại còn đông đúc, các giáo sư tài ba chế tạo ra máy in tiền giấy tinh xảo, phân phối tiền lương, công chức mỗi người hàng chục triệu đồng nâng cao đời sống. Ngặt nổi tiền nhiều mà chợ búa chẳng có gì ăn được để mua cả. Lương thực thực phẩm, gạo bột, heo gà, rau củ quả vô cùng kham hiếm. Triệu đồng mua quả trứng chim cút cũng không ai có để mà bán. Viễn cảnh nạn đói làm chết hằng triệu người như năm Ất Dậu (1945) sắp trở lại với diện rộng tràn lan, thực tế ấy sẽ xảy ra trong một ngày gần đây.


- Truyện đói thương tâm "Tu hú gọi hồn cô" :
" Xưa phải một năm trời làm đói kém lắm, nhà kia có hai cô cháu, không biết kiếm gì mà ăn cho đủ. Cả nhà chỉ còn được một dúm đổ. Hai cô cháu phải đem nấu lên, rồi chia nhau lần lược ngậm hơi cho đỡ đói.
Ngậm đi ngậm lại đã bao nhiêu ngày, các hột đỗ sau cứ dần dần mòn xác đi không còn gì nữa. Phải khi đứa cháu ngậm, hột đỗ nó trôi vào cuống họng, không sao móc ra được.
Thành ra cô không còn gì ngậm hơi, cô đói lả ra, cô chết.
Cháu thấy cô chết, sinh ra buồn bực, vả lại đói quá, sức đã kiệt cùng, lăn ra chết nốt. Chết rồi cái hồn hóa ra làm con tu hú.
Cho nên bây giờ khi nào đến tiết mùa hè, cây kê cây đỗ nở hạt, tu hú có lắm cái ăn, thì nó lại sực nhớ đến cô nó trước, nên nó cứ kêu "cô hố" :
- Cô hố ! Cô hố ! Lúa đã trổ. Đỗ đã chín. Bay về mà ăn ! "
Và bởi vậy sau mới có câu hát rằng :
- Một miếng khi đói. Bằng gói khi no. Kìa con tu hú. "Thưa cô", nó gọi hoài...
( Truyện cổ nước Nam )



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét