Thứ Tư, 7 tháng 12, 2011

Bây giờ tháng mấy ?


Cảm giác lâu mau thời gian chắc chắn là quy ước mà thôi. Học trò giỏi làm bài thi thấy giờ phút sao qua mau quá, học trò dốt nát ngồi phòng thi không biết viết gì, chắc cú mình rớt bèn vẽ bậy vẽ bạ, đợi hết giờ mà về sao lâu lắc quá. Đứng bên chắn gác tàu lửa khi đang vội việc, chỉ dăm phút mà thấy đốt gan ruột, như đợi cả ngày. Ngồi vô máy tính, lướt vội vả mấy web thích thú, chưa kịp xem gì, ngó lại đã thấy mất 2,3 tiếng rồi.
Lúc trẻ thấy thì giờ qua sao lâu quá lê thê, khi già lại luôn kinh hãi rên rỉ thoi đưa ngày tháng, chưa chi xong hết một ngày. Trẻ uống nước trà, già tập thể dục. Khi nha nhẫn thẩn thờ, khi chạy đua hết tốc lực hoài bảo công việc.
Tuổi trung niên nhiều lưu vong hải ngoại, đợi chờ đất nước tự do, mộng mị quê hương thành công dân chủ. Trước khi mình nhắm mắt xa trời chết cũng nhắm mắt.
Người 80,90 vẫn thầm mong tổ quốc đổi thay.


Nghĩ thương về nhiều vị nặng lòng dân chủ tự do đã quy tiên trước ngày độc tài Âu, Nga đổ sụp, không có cái may mắn biết xứ họ tự đứng lên quẳng đống rác bẩn thỉu vô sọt rác.
Thời kỳ chiến tranh, Trịnh Công Sơn viết nhạc cho những ngày dài trên quê hương VN quằn quại ngục tù, người già chờ đợi mấy chục năm da diết. Bao nhiêu năm chờ quên cả sống, chờ hòa bình, chờ được tới ngày "tự do" !
Thời kỳ chiến tranh, Từ Công Phụng quên biếng tháng ngày, nhớ nhớ về cái ngày áo em đẹp màu thơ trong nắng vàng mà bâng quơ hỏi bây giờ tháng mấy.
Nay nghe lại mấy nhạc bản, cũng tự hỏi bây giờ tháng mấy rồi vậy ?



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét