Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2012

Thi tổ.


Thời thịnh Đường bên Tàu có ông Lý Bạch làm thơ. Ông vốn con nhà giàu có của nả, tính nết hoang đàng, nghiện rượu nặng, thích vẩn vơ thơ thẩn. Lý Bạch lang thang du đảng nhiều nơi, sáng tác cả 20.000 bài thơ, ra bài nào vứt bài đó, người đời sau lượm lặt được số ít, quý báu vô cùng.
Sau tại vì rượu chè be bét, đời sống suy sụp dần dà chán nản, ông nhảy xuống sông tự tử, được người ta tôn thờ Thi tiên.
Bạn bè của Thi tiên có Thi thánh tên Đỗ Phủ, chuyên viên thơ bàn bạc chuyện chánh trị, chuyện qua xưa cũ, luận đàm cái đời sống cực khổ dân Tàu. Đỗ Phủ phận làm quan nhỏ, sinh phải lúc loạn Đường thành số phận gặp lắm điêu linh. Cuối đời Thi thánh mang bệnh suyễn nặng, chết còng queo trên một chiếc thuyền nan rách nát.
An Nam ta cũng nước nức tiếng lắm thơ lớn, ngôn ngữ sầm uất, bay bổng văn chương.
Đàn bà có Hồ Xuân Hương được vinh danh Thi chúa, chuyên viết thơ tình dục nhạy cảm.
Đàn ông thời Nguyễn Du, vinh danh danh nhân văn hóa quốc tế nhờ cái truyện thơ dài về một con đĩ nước Tàu.


Những văn thơ sĩ được Thi vua Tự Đức hạ bút khen sự hay vô tiền khoáng hậu : văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán, thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường. Rồi sau chỉ còn hai ông Siêu, Quát thiên hạ tôn vinh danh giá Thần Siêu, Thánh Quát mà thôi.
Thi văn tài ba nhưng cuối đời chết thảm, di họa vây bà con là cụ Nguyễn Trãi đời Hậu Lê, Cao Bá Quát đời nhà Nguyễn. Đây là hai thi nhân duy nhất thế giới bị tru di tam tộc dòng họ, đều cùng ở nước Nam ta.
Căn do vô tình hữu ý đụng chạm cung đình chánh trị, họ bị bắt đem ra pháp trường xử trảm. Tất nhiên chế độ cần phải dùng kiếm thép, chém kiểu treo ngành Nguyễn Tuân mới giết ngọt hết cả nhà người ta ba họ. Kiếm thép An nam ai cũng biết rồi, ít người biết nước Nam còn cả thơ thép : " Vần thơ của Bác, vần thơ thép..."
Ngày rằm tháng giêng Nguyên tiêu được chính quyền VC đặt để gọi ngày Thơ VN, lý do có bài thơ "thép" nhan đề Nguyên tiêu. Nghe nói ngày thơ năm nào đám thi sĩ bợ đỡ chế độ kéo nhau lên hang hốc Cốc Bó "rước nước suối", đem về tưới tẩm cho thơ VN thêm thịnh vượng, để được tỏ lòng biết ơn uống nước nhớ nguồn.
Xứ ta, thờ Phật thời đã có "Phật Hoàng". Thi có Thi tiên, Thi thánh, Thi chúa, Thi vua, Thi bà, Thi ông, vân vân. Chỉ còn thiếu cái ghế Thi tổ.

Xứng đáng nhứt Thi tổ nước Nam, không bầu ai cũng chọn, chắc chắn là Người rồi. Người làm thơ quá sức ấn tượng khiến mấy vị nghiên cứu văn học phải nghiêng mình. Chẳng hạn, thơ tiếng Tàu. Tự nhỏ đến 52 tuổi, người không ra được một bài, chợt bất kỳ xuất ý, mấy tháng người "sáng tác" tới tấp gần 200 bài tại nước Tàu, đọc thuần túy mùi Tàu vùng Lưỡng Quảng.
Sau đợt thơ đột xuất ấy, thêm gần ba chục năm tới cuối đời, người chỉ sáng tác một vài bài thơ tiếng Tàu chi đó, công chúng biết được là nhờ đám bộ hạ tín cẩn trầm trồ dò rỉ.
Thơ tiếng Việt, ơn trời, người chế tạo vô cùng hay. Tượng thanh, tượng hình, gần gụi, đại chúng, nhân dân, văn minh, lịch thiệp. Ví dụ như sau :
- " Ào, ào, ào...
Ào, ào, ào...
Già nào
Trẻ nào
Lính nào
Dân nào
Đàn ông nào
Đàn bà nào...
Ào, ào, ào...
Ào, ào, ào...
Du kích ngày càng mạnh
Du kích ngày càng cao
Ào, ào, ào...
Ào, ào, ào...
( trích Bài ca du kích )
- " Hòn đá to
Hòn đá nặng
Chỉ một người
Nhấc không đặng...
Hòn đá to
Hòn đá nặng
Nhiều người nhấc
Nhấc lên đặng..."
( trích Hòn đá )
- " Mừng nǎm mới,
Cố gắng mới,
Tiến bộ mới,
Chúc Quý Mão là nǎm nhiều thắng lợi !
( Thơ chúc tết xuân Quý Mão 1963 )




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét