Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

"Đứa con hoang đàng lạc bước đã trở về nhà ?"


Báo chí nước Tàu bình về cuộc đi của sứ giả Dương Khiết Trì đến nước Nam, đã cho rằng Dương giành được thắng lợi rất lớn.
- "Trung Hoa luôn chủ động tìm kiếm giải pháp cho mọi vấn đề, chuyến đi là một bằng chứng về sự chân thành muốn giải quyết thông qua đối thoại cũng như sự cao thượng vĩ đại của Trung Quốc."
- "Dương ủy viên đã đến Hà Nội để giúp “đưa quan hệ Trung-Việt sớm trở lại lộ trình đúng đắn”. "Chuyến thăm là một món quà từ Trung Hoa, đem tới cho VN thêm một cơ hội nữa để biết “tự kiềm chế mình trước khi quá muộn”.
- “Chuyến thăm làm rõ vấn đề mấu chốt và những quan điểm khác nhau về tình hình, Dương sứ giả đã thúc giục "Đứa con hoang đàng lạc bước trở về nhà”...
 Xứ ta có câu : "Sanh con rồi mới sanh cha, sanh cháu giữ nhà rồi mới sanh ông !", nghĩa rằng cứ đẻ con đẻ cháu ra tức khắc được lên chức cha chức ông vậy. Nhiều người cho là chính những chánh sách hèn hạ "lạy giặc làm cha", "chuyện China xâm phạm chủ quyền lãnh hải VN là chuyện mâu thuẩn nội bộ gia đình", mới khiến người Tàu khinh dân An Nam hèn hạ rồi mới lấy quyền "làm cha", ngạo nghễ khuyên lơn răn dạy "Đứa con hoang đàng VN lạc bước hãy trở về nhà" quy phục thiên triều bố mẹ.


Cụm từ "Đứa con hoang đàng" là một trong những dụ ngôn của Chúa Giê-su, ký thuật trong kinh Phúc âm Lu-ca 15:11-32, kể chuyện người con trai lầm đường lạc lối đã biết trở về sau khi tiêu xài hoang phí toàn bộ tài sản của mình. Theo Wikipedia:
"Cụm từ ấy nay được sử dụng rộng rãi ám chỉ những người chưa trưởng thành, không chịu sống theo các chuẩn mực mà cha mẹ họ muốn họ sống, nhằm giúp họ vững vàng bước chân vào đời". Đức Giê-su nói rằng: 
"Một người kia có hai con trai. Người con thứ nói với cha: "Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng. Và người cha đã chia của cải cho hai con. Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình.
"Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp. Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu, nên phải đi ở đợ cho một người dân trong vùng; người này sai anh ta ra đồng chăn heo.
Anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho. 
Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: "Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói ! Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: "Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy." 
Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha. Anh ta còn ở đằng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để.


Bấy giờ người con nói rằng: "Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa... Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: "Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng ! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy". Và họ bắt đầu ăn mừng.
"Lúc ấy người con cả của ông đang ở ngoài đồng. Khi anh ta về gần đến nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa, liền gọi một người đầy tớ ra mà hỏi xem có chuyện gì. Người ấy trả lời: "Em cậu đã về, và cha cậu đã làm thịt con bê béo, vì gặp lại cậu ấy mạnh khoẻ. 
Người anh cả nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ. Cậu trả lời cha: "Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè. Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng ???"
"Nhưng người cha nói với anh ta: "Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. Nhưng chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy."


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét