Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2011

Giống nhau khác nhau.


Bộ vét sọc đậm nhạt với cà vạt màu hồng, giống nhau đẹp quá !
Hồi nhỏ xem xi nê, thấy hai bên đánh nhau chí chóe, không biết ai lại ai, phải hỏi người lớn coi ai phe mình, cho rõ phân biệt chánh tà, trung dung đạo. Lớn rồi biết xem xét, khỏi mất công hỏi bị rầy. Cùng một phe thì của "tiểu đệ" cũng là của "đại ca" thôi, ai lại huyết chiến giành giật tương tàn, thế giới khó coi.
Giao tiếp giữa người đại diện dân tộc với sứ thần ngoại quốc, trước hết phải giữ thể, giữ lễ. Ví dụ nó đứng trên bậc tam cấp, cười xởi lởi chìa tay ra khi mình đang đứng dưới, thời hiểu thằng sứ thần này nó chơi đểu. Mình dại dột sung sướng vồ vập bắt tay nó ngay, ống kính của bọn UPI dẹp tiệm, bọn AP, CNN, AFP nó chỉa vô coi mình hạ cấp.
Chuyện xưa dạy nghe đã chán tai, tự hồi ăn sắn xắt hột lựu cả rỗ.
Thành ra phải từ tốn, "sâu thẳm"suy nghĩ, "ngang tầm" với nó kẻo quê độ.
Mọi việc tứ phương dòm ngó, suy diễn ra có ý nghĩa cả. Chọn màu áo kiểu quần, hoặc cười hoặc mím, cười cầu tài, ôm hôn níu kéo, cho phù hạp. Không mất lòng ai, dân ta, nước chúng.
Tuy nhiên, ý mình bất cần ý người ta, nhiều khi phản dụng. Tàu thâm nho, nó bảo cho : thằng này nó chơi nịnh, "tiểu xảo", tốt lành chi nó ! Đại ca đâu có ngu "con nít lớp 1, lớp 2" mà bày đặt chơi vậy ? Chơi dụ dỗ. Liệu mà chừng.
Ấy thế, công tâm nhìn nhận, hai bộ vét sọc đều may chuẩn, may đẹp.
Người lùn mặc sọc nhìn cho cao. Người cao mặc sọc, ngó cao hơn nữa.
Bên châu Phi, nước Somalia có quốc kỳ giống hệt cờ VN, chỉ khác màu sắc.


Dân xứ này cũng thuộc "thế giới thứ ba", "nước đang phát triển". Cũng có mặt trời mọc biển Đông lặn núi Tây, cũng vươn ra biển lớn "giao lưu văn hóa".
Khác nhau chỗ, Somalia đang xứ xứ bộ tộc nội chiến, đánh đấm quyết liệt phe phái, nghề cướp biển danh tiếng lẫy lừng, dân đói ăn rã họng 750.000 người sắp chết .
Nhìn cờ Somalia giống cờ "ta", cũng ngậm ngùi buồn rầu. Nghiệp đụng hàng đói khổ.
Chuyện An Nam ta xưa, chó mèo khác nhau đến vậy, phải gió anh "học trò" ngó lộn lầm chó ra mèo.
" Một anh học trò nhỡ độ đường, vào huyện ăn xin, nói là học trò nghèo. Quan huyện vốn trước cũng là trò nghèo, thương hại, bảo:
- Có phải học trò thì ta ra thơ " Con chó" cho mà làm, làm được sẽ có thưởng.
Anh học trò nghĩ một hồi lâu đọc:
Thoạt thấy chúa về ngoe nguẩy theo
Thương ôi! Con chó ngỡ con mèo.

Quan huyện nghe xong, phán :
- Học trò thật ! Thơ không hay lắm, nhưng được cái đúng vần.
Liền thưởng cho một quan tiền và một thúng gạo. Anh kia lạy tạ ra về. Giữa đường gặp một anh học trò khác, anh này hỏi:
- Tiền gạo đâu ra thế?
Anh kia kể đầu đuôi câu chuyện. Anh này liền vào huyện, cũng nói là học trò nghèo, nhỡ độ đường vào huyện. Quan huyện cũng lại ra thơ như lúc nãy. Anh ta mừng quýnh, tưởng chuyến này ăn chắc, liền đọc :
Thoạt thấy chúa về ngoe nguẩy thời
Thương ôi! Con chó ngỡ ông trời.

Quan huyện nghi anh ám chỉ mình, tái mặt, sai lính đánh mấy chục roi, rồi đuổi ra."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét