Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

Nhìn tượng mà lo.


Hy Lạp, quốc gia trên bờ Địa Trung Hải văn minh cổ nổi tiếng, nghệ thuật, thần thoại với đỉnh Olympe trên có thần Zeus, vua của các vị thần ngự trị. Học trò xứ ta đứa nào cũng biết, vì Tivi tuần nào cũng có cuộc thi trèo lên đỉnh cao trí tuệ Olympus cố giật giải nhất.
Năm 1820, ở đảo Milos trên biển Aegae dưới quyền cai trị của nước Thổ Ottoman, nông dân nghèo Yorgos Kentrotas đang cày ruộng, chợt nghe kêu cái cạch, lưỡi cày va vô một bức tượng cẩm thạch ẩn dưới đất. Ấy là nàng Venus, vệ nữ bán khoả thân xinh đẹp.
Yorgos đem nàng Vệ nữ về dấu trong đống rơm chuồng bò, rồi tìm bán lấy tiền tiêu xài. Không may cho bác này, tin tìm được của quý dò rỉ bị lộ, bọn quan chức Thổ bèn kéo nhau đến tịch thu giữ "tài sản quốc gia" lập tức.
Vị quan người Pháp Jules Dumont thấy tượng nàng Vệ nữ quá xinh đẹp, bèn xui ngài đại sứ ở Thổ mua về dâng cho vua Louis 18. Vua này bèn cho đặt ở Bảo tàng viện Louvre Paris từ 1821 đến tận ngày nay.
Theo các nhà nghiên cứu, tượng Venus de Milos có tuổi khá cao, đục đẻo tận năm 130 BC, nghĩa là nay đã trên 2150 năm. Thần Vệ nữ cụt cả hai tay, nhiều chuyên gia điêu khắc cố tìm cách nối lại, ấy vẫn không thể nào phục chế được hoàn hảo cho dễ nhìn.
Người đẹp chịu kiếp vô thủ cụt tay, tàn nhưng không phế, suốt cả đời phát hiện.


Chuyện nay, khi Hy Lạp giành được quyền tổ chức Thế vận hội mùa Hè 2004, các chính trị gia nước này tha hồ vẽ rắn vẽ rồng, ăn theo cơn phấn khích "kiêu hãnh dân tộc". Có cớ để tung tiền xây dựng "đầu tư thu ngân sách nhờ du lịch dịch vụ", để khoe khoang dân giàu, nước mạnh, để hoành tráng bộ mặt chấp chính tài giỏi...
- "Chi 12 tỷ euro (cao hơn tới 10 tỷ so với dự kiến) cho Olympic 2004, nhưng không cho phép bất cứ một biển hiệu quảng cáo nào được xuất hiện trên đường phố, Chính phủ Hy Lạp đã khiến ngân sách quốc gia năm 2004 thâm hụt tới 6,1% (so với GDP) trong khi giới hạn mà khối EU cho phép là 3%." (VN Express)
- "Hạ tuần tháng 6-2005, phóng viên báo Time đã trở lại Hy Lạp để mục kích sự tiêu điều thảm hại nhiều tháng sau màn pháo hoa lộng lẫy bế mạc Athens 2004. Tại Agios Kosmas, trung tâm đua thuyền, người ta chẳng thấy chút gì gợi đến không khí thể thao. “Nhìn nơi này xem” – một nhân viên bảo vệ nói, chỉ ra khu vực Vận động trường 336.289 m2 – “Nó đang mục rữa”. Thay vì phục vụ môn thể thao chính như mục đích vận động trường, Agios Kosmas với chi phí xây dựng 144 triệu USD bây giờ dùng làm kho chứa xe. Tại khu phức hợp thế vận hội Helliniko - đấu trường của 7 môn thể thao, vết tích thể thao cũng biến mất, thay vào đó là lớp bụi dày, phân chó và những đống rác lớn.
Chi phí bảo dưỡng tất cả mớ “bê tông thế vận hội” lên đến 100 triệu USD/năm. Những vận động trường vắng như chùa Bà Đanh không là nỗi buồn duy nhất còn lại của Athens 2004. Chính phủ Hy Lạp tiếp tục bị ác mộng bởi món nợ khổng lồ. Hy Lạp đã chi 3 tỉ USD cho xây mới và nâng cấp 36 vận động trường, chưa kể 8 tỉ USD cho hạ tầng nói chung và an ninh. Tổng cộng, toàn bộ chi phí cho Athens 2004 đã vượt quá GDP của hơn 100 quốc gia. Và “nhờ” hai tuần Olympics, Hy Lạp bây giờ đang bị thâm hụt ngân sách 6%, vượt quá mức cho phép của Liên minh châu Âu (EU); và tỉ lệ tăng trưởng nền kinh tế Hy Lạp đã giảm từ 4,2% năm 2004 xuống còn 2,8% năm 2005 !" (theo Lê Thảo Chi - SGGP Online).
Mấy ngày qua, Châu Âu và Mỹ lo sợ Hy Lạp vỡ nợ, lây lan sụp đổ toàn cầu, phải họp bàn cứu trợ. Hy Lạp bị đem ra mỗ xẻ, dè bĩu, xài xể không thương tiếc. Người dân Hy Lạp cảm thấy buồn, thấy nhục nhã vô hạn. Dưới bàn tay kẻ dốt nát cầm chịch, dân nghèo, nước vỡ nợ phá sản, tiền trả lương công chức không còn, đành phải luỵ. Hao tài miệng tiếng, cả tượng thần Vệ nữ biểu tượng quốc gia cũng bị tờ báo Focus nước Đức đem ra nhạo báng.


Nhân tượng Hy Lạp, nhớ tượng VN. Tuần qua nghe tin quan chức VC địa phương Quảng Nam, gồm tăng kinh phí 410 tỷ, xây cái tượng Mẹ Việt Nam to nhất Đông Nam Á, thể hiện tình cảm tri ân tưởng niệm Mẹ. Càng to tiền càng thể hiện tình to.
Nghĩ lan man, xưa quan tuổi Tý thanh liêm, được tặng vàng Chuột, thấy tiếc xưa không khai tuổi Sửu để có cục vàng bằng con Trâu. Đời Tú Xương, chuyện quan đúc tượng Voi.
" Khen ai khéo vẽ đúc nên Voi
Đủ cả đầu đuôi đủ cả vòi.
Chỉ có cái kia sao chẳng thấy ?
Hay là thầy Lý đớp đi rồi..."
Trước 1975 có đài Mẹ Việt Nam, chị Hiền phát thanh phụ trách mục "Sinh Bắc Tử Nam", luôn đọc cái slogan chương trình thảm thiết : "Mẹ VN rất đau buồn vì những người con của mẹ sinh tại miền Bắc và chết tại miền Nam ! ". Vậy thời cái tượng Mẹ VN đặt ở xứ Quảng Nam có vẻ không hợp lắm. Giá như tượng này xây dựng tại Hà Nội, nằm ngay sau lăng "vĩ đại", tất thật sự mới ý nghĩa to lớn chăng ?
"Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta”.


Nhiều người VN đã xôn xao tức tối rằng, chúng nó bày đặt xây đài dựng tượng hàng ngàn tỷ, tràn lan mọi nơi mọi lúc, thực ra có ý riêng tư "đớp dễ".
Bọn tham quan ô lại bất tài ngu dốt, làm chi thất bại nấy, nên chúng nó rất sợ làm kinh tế, lỡ vở nợ như Vinashin, sẽ liên đới nhập ngục dễ quá.
Ấy thế, không làm lấy chi ăn bẩn, lấy chi vơ vét cho "danh chính ngôn thuận" trước khi hạ cánh về vườn đây ? Ấy thế chúng nó bèn bày trò "làm văn hóa" như trên. Dễ ăn, dễ nói, dễ ta đây trung với đảng hiếu với bác : xây công trình giáo dục truyền thống nhớ ơn đảng bác, "đáp ứng mong mỏi tha thiết của nhân dân ta".
Không sợ lỗ, không sợ quy trách nhiệm, vơ vét xà xẻo vô cùng dễ ở cái trò "làm văn hóa" này đó.
Hùng hồn ra dự án xây dựng công trình bác, đảng, mẹ anh hùng, cha vĩ đại, văn đồng đức thắng, bán cốt lột xương này nọ...hàng nghìn tỷ. Đố thằng nào dám chống xem ? Chống thời chụp ngay mũ cho nó phản động, thế lực thù địch, phản đảng chống hồ.
Bày đặt ra mà xây. Xây to ăn to. Xây kiếm chác. Bất kể dân nghèo nước khó. Quần thể tượng đài. Tượng cha, tượng mẹ, tượng con. Tượng đồng chí. Quần thể di tích "văn hoá lịch sử". Quần thể văn hóa công hàm bán nước. Quần thể nhà sàn ao cá. Quần thể bảo tàng lãnh tụ giá trị.
Có mệ già ở đất Gio Linh Quảng Trị rất thê thảm, " Vào khu phố 11, thị trấn Gio Linh, tỉnh Quảng Trị hỏi “ mụ Nậy xin ăn ” ai cũng biết và chỉ ngay về phía cuối làng, nơi có căn nhà của mệ..." ( Xa Lộ Tin Tức ).


Chuyện những "mụ Nậy đi xin" thế này đầy rặt ra đó, cả nước. Trẻ con nghèo đi học phải bơi vượt sông. Sinh viên ra trường kiếm việc đâu có dễ. Đường cầu cống sá hư hỏng không tiền sửa. Bệnh viện cơ sở thiếu tiền. Dân nghèo nhà quê đói rách. Vũ khí giữ nước. Ngân sách dự phòng phá sản đổ nợ. Thiên tai này nọ. Quan trọng đầu tư công trình, nhà máy sản xuất cho dân có việc làm, cho tăng của cải xả hội. Vân vân, cần quá nhiều tiền.
" Bản tin của một tổ chức thông tin tài chính quốc tế Money Gram dựa trên khảo cứu của hai tổ chức thông tin tài chính Bloomberg và CMA Datavision nói Việt Nam xếp hạng 9 trong 18 quốc gia có nhiều nguy cơ vỡ nợ nhất trên thế giới.
Bản tin này được báo điện tử VNExpress thuật lại trong phần tin tức Kinh Doanh ngày Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011 nhưng lại bỏ bớt tên Việt Nam trong bảng danh sách !
Thay vì tất cả 18 nước được tác giả Gregory White (chủ bút của Money Gram) liệt kê trong bản tin, bản tin của VNExpress rút bớt tên nước Việt Nam nên bản danh sách đăng trên VNExpress điện tử chỉ còn 17 nước dưới tựa đề “Những quốc gia có khả năng vỡ nợ cao nhất thế giới.”
*
Chuyện VN có theo gót Hy Lạp vỡ nợ không, cái điều quá dễ đoán.
Vấn đề muốn tránh được cái nhục nhả như của người Hy Lạp đang chịu, muốn cho ngân khố dồi dào của tiền, chỗ dựa kinh tế phát triển để cho dân giàu nước mạnh; thời phải xử đích đáng ngay lũ sâu dân mọt nước, bọn nhân danh khoác áo moi tiền dân bày đặt ra những tượng với đài.
Đem hết bầy chuột bự điếm trá, đưa chúng ra Côn Đảo đẻo đá, tha hồ dựng.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét