Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Miền Trung nhạc sĩ.


Thời quá khứ, dãi đất hẹp ven biển miền Trung xuất xứ nhiều nhạc sĩ tài ba hay lắm. Mấy sáng tác nhạc của họ làm mê mẩn thính giả, cho người ta cảm xúc rồi nhớ mãi.
Tất nhiên, tài ba chỉ có trong cái môi trường tự do, thoải mái sáng tác mà thôi. Xứ mến độc tài bác đảng cai trị, nhạc sĩ thời sản xuất ra ba cái đồ quái đản nhạc: chế tạo để kiếm miếng cơm manh áo, xe hơi nhà tấm đó thôi. Dòng nhạc nịnh bợ bác đảng đẻ ra bọn "ưu tú nhạc sĩ", "nhân dân nhạc sĩ", tranh chấp nhau cướp giật giải thưởng "họ hồ, họ nước" mấy trăm triệu đồng.
Thật đáng ghét, bài hát bọn này chẳng có "nhân dân" nào thèm hát, ấy vậy chúng vẫn nhơn nhơn cái mặt dày, không hề biết trơ trẻn là gì. Ví dụ tên thợ nhạc, bố già bị kẻ thù giết chết oan ức, đi chế tác nhạc ca tụng công đức kẻ thù đã giết cha mình. Hết chỗ nói về độ gớm khốn nạn, miễn bàn.
Về miền Trung hồi xưa nhạc sĩ, có nhiều người nhưng thấy hai vị nổi bật :
- Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ người tỉnh Bình Định, vốn là cán binh tuyên truyền quân đội VC, cài cắm nằm vùng miền Nam. Ổng học trường Quốc gia Âm nhạc Sài gòn, dạy Việt văn ở Đà Nẵng, rồi làm việc tại Viện Đại học Vạn Hạnh.


Năm 1975, Phạm Thế Mỹ tham gia chính quyền CS, làm "Trưởng phòng Văn hóa thông tin quận 4", sáng tác ca ngợi chế độ mới dữ dội lắm. Ví dụ bài hát "Nhớ ơn Bác, nhớ ơn Đảng", viết đầy chất nịnh bợ, nên giật được giải nhì.
Sau hưu trí, sống đời nghèo khổ, ẩn dật nhà ổ chuột, rồi đau chết năm 2009, thọ 79 tuổi.
Ngày nay, thiên hạ còn biết đến Phạm Thế Mỹ, là nhờ ông này được sống thời VNCH, viết nên mấy bài hát như "Bông Hồng Cài Áo", "Thương quá Việt Nam", 'Trăng tàn trên hè phố" mà thôi.



- Nhạc sĩ Nhật Trường quê Phan Thiết, tên thật là Trần Thiện Thanh. Ông này thời quá nổi tiếng đi, ai có chút máu thích nghe nhạc thời cũng biết. Nhạc của ông quá hay.
Nhật Trường phải nói là "con ma" chống CS thứ thiệt. Nhạc sĩ tốt nghiệp trường Hạ sĩ quan năm 1965, phục vụ tại Cục Tâm lý chiến, Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH từ năm 1965 cho đến cuối tháng 4 năm 1975. Ông làm việc tại Ðài Phát thanh, Truyền hình Quân Ðội, từng là Trưởng ban văn nghệ của Đài và sau năm 1968 ông còn phụ trách thêm chương trình Phóng sự chiến trường.
Nhật Trường cùng Hùng Cường, Duy Khánh, Chế Linh được người ta coi như 4 nhạc sĩ lính trụ cột, "tứ đại thiên vương" của một thời loạn lạc.


Năm 1975, Nhật Trường bị nhà nước cấm hoạt động văn nghệ, sau đó 1984 được tha thứ. Nhưng ông bất hợp tác với VC, vì quá hiểu bản chất của họ.
Phải đến hồi 1993, ông mới được qua Mỹ sống theo diện đoàn tụ. Năm 2005, ông bị ung thư chết, chấm dứt một đời nhạc sĩ tài ba.
Nhật Trường sáng tác nhiều nhạc phẩm, ví dụ "Hoa Trinh Nữ", "Mùa Đông của Anh", "Người ở lại Charlie", "Anh không chết đâu anh", Rừng lá thấp", "Lâu đài tình ái", " Chuyện Hẹn hò", "Mùa Xuân lá khô", "Biển mặn"...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét